Bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp gặp những nguy cơ gì

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là một trong những thủ thuật thường quy nhất để điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sức khỏe của bệnh nhân có bị ảnh hưởng không và có gây các tác dụng xấu nào đối với sức khỏe của bệnh nhân không?

Bài viết dưới đây sẽ lý giải những thắc mắc liên quan đến phẫu thuật cũng như những tác động của phương pháp này đối với bệnh nhân.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?

1. Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh nếu như được phát hiện sớm và đáp ứng tốt với điều trị. Trong đó điều trị triệt căn bằng phẫu thuật đơn thuần hoặc bổ trợ với I-131 phóng xạ là phương pháp phổ biến nhất được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, thể bệnh ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật hợp lý.

  • Cắt bỏ một phần tuyến giáp

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp có u lành tính tuyến giáp. Khi khối u to, chèn ép vào các cơ quan lân cận, gây ảnh hưởng chức năng, hoạt động của cơ thể, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra đối với bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, khối u ác tính ở thể nhú hoặc mới xuất hiện, chưa phát triển lớn và chỉ ảnh hưởng lên một phần của thùy giáp. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp có chứa khối u.

  • Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Đây là phương pháp thường quy và chủ yếu được áp dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Khi khối u phát triển lan rộng ra cả tuyến, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa, thể tủy hoặc ung thư tuyến giáp đã phát triển rộng và di căn sang nhiều vị trí khác, bệnh nhân phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp của cơ thể.

  • Phương pháp phẫu thuật nào tốt?

Bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp trong điều trị ung thư cho bệnh nhân nhằm hạn chế nguy cơ tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên khi cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, việc sử dụng các hormon thay thế là điều không thể thiếu và người bệnh bắt buộc phải bổ sung hormone suốt đời. Loại hormon này sẽ thay thế T3, T4, duy trì chức năng nội tiết, đảm bảo duy trì cân bằng các hoạt động sống của cơ thể.

Với phương pháp cắt bỏ một phần tuyến giáp, liều lượng bổ sung hormone là bao nhiêu và dùng trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Tuy phương pháp này vẫn giữ được chức năng tiết hormon của tuyến giáp nhưng phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy ung thư quay trở lại.

Xem thêm: Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp

2. Tác dụng phụ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật tuyến giáp thường tỷ lệ thành công cao, ít nguy hiểm, ít biến chứng tuy nhiên các cuộc phẫu thuật thường có những rủi ro nhất định. Nắm được những tác dụng phụ ngoài ý muốn sau phẫu thuật để biết cách xử lý biến chứng kịp thời nhất.

2.1 Chảy máu

Chảy máu là biến chứng có thể xảy ra sau khi bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Tình trạng chảy máu kéo dài có thể gây chèn ép vào khí quản gây cảm giác khó thở. Trong một số trường hợp tình trạng xuất huyết sau mổ có thể dẫn tới hình thành cục máu đông ở phía vết mổ, tăng nguy cơ tắc mạch sau phẫu thuật.

2.2 Ảnh hưởng đến giọng nói

Giọng nói thay đổi là biến chứng phổ biến xảy ra ở bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp. Biến chứng này thường gặp ở khoảng 5-10% bệnh nhân và mức độ tổn thương kéo dài phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Nguyên nhân bệnh nhân gặp tình trạng thay đổi giọng nói là do các dây thần kinh quặt ngược thanh quản bị chấn thương hoặc các dây thần kinh bị tổn thương, viêm nhiễm sau phẫu thuật.

tác dụng phụ sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giápBệnh nhân có thể bị tổn thương thanh âm sau phẫu thuật

2.3 Hạ canxi máu

Tình trạng hạ canxi máu là do tổn thương tuyến cận giáp sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp vô tình gây tổn thương tuyến cận giáp lân cận, gây ra tình trạng hạ canxi huyết, gây ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, nặng hơn có thể co quắp ngón tay và bàn tay.

2.4 Suy giáp

Trong trường hợp bạn bị cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, bạn sẽ ở trong trạng thái suy giáp dẫn đến thiếu hụt các hormon tuyến giáp và cần bổ sung suốt đời. Nếu bạn chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp thì việc đi khám định kỳ, đánh giá tình trạng suy giáp là việc không thể bỏ qua.

Xem thêm: Bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp gặp những nguy cơ gì

Kết luận:

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp thường khá an toàn và hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có tiềm ẩn nhiều rủi ro tuy nhiên đây vẫn là phương pháp được giới chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị bệnh. Để được tư vấn trực tiếp và giải đáp các thắc mắc xin vui lòng liên hệ 086.956.2628 hoặc đặt câu hỏi ngay tại đây.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...