Xạ trị có hết ung thư không? Cơ chế hoạt động của liệu pháp xạ trị ung thư

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư phổ biến, hữu ích cho khoảng 60% các loại ung thư. Hiện nay, các phương pháp xạ trị mới được phát triển, giúp cải thiện độ chính xác và thành công của xạ trị trong điều trị ung thư. Vậy xạ trị có hết ung thư không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Xạ trị có hết ung thư không (2)

1. Xạ trị là gì?

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay. Đây là phương pháp điều trị cục bộ và không xâm lấn.

Xạ trị sử dụng các chùm bức xạ cùng độ cao như tia X, tia gamma, chọn proton hoặc electron. Những chùm bức xạ cường độ cao này có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phân chia hình thành các tế bào ung thư mới. 

Xạ trị có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác như phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích,… nhằm cải thiện khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân và hiệu quả tổng thể của việc điều trị. 

2. Cơ chế hoạt động của liệu pháp xạ trị

Đột biến gen là sự thay đổi đột ngột trong cấu trúc DNA của tế bào. Đôi khi, những đột biến này có thể có lợi. Nhưng trong nhiều trường hợp, những đột biến gen có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, bao gồm cả ung thư. 

Tuy nhiên, chìa khóa để kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư là phá hủy cấu trúc DNA của chúng và đó chính là cơ chế hoạt động của xạ trị. 

Các tia bức xạ ở liều lượng cao có khả năng giết chết các tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng bằng cách phát huy DNA tế bào. Các tế bào ung thư có DNA bị phá hủy không có khả năng sửa chữa và sẽ ngừng phân chia hoặc chết đi. 

Xạ trị sẽ không làm tiêu diệt các tế bào ung thư ngay lập tức. Phải mất một khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần để các DNA tế bào ung thư bị phá hủy hoàn toàn.

Ngay cả khi khối u bắt đầu phát triển trở lại sau khi kết thúc điều trị, nó thường phát triển chậm hơn so với ban đầu. Xạ trị thường được sử dụng với phẫu thuật hoặc hóa trị để ngăn ngừa ung thư tái phát.

Một buổi xạ trị thường kéo dài khoảng 15-30 phút và hầu hết bệnh nhân được xạ trị năm lần mỗi tuần. Khoảng thời gian điều trị thông thường là từ bốn đến chín tuần.

Cơ chế hoạt động của liệu pháp xạ trị
Xạ trị có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ức chế sự phát triển của chúng

3. Mục đích của liệu pháp xạ trị

Xạ trị có thể điều trị hầu hết các loại ung thư, bao gồm ung thư máu, xương, não, vú, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, mắt, đầu và cổ, gan, phổi, tuyến tiền liệt, tuyến giáp và các loại ung thư khác.

Liệu pháp xạ trị được sử dụng cho những mục đích khác nhau, phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ lây lan của bệnh. 

  • Điều trị hoặc thu nhỏ khối u: Trong một số loại ung thư ở giai đoạn đầu, xạ trị đơn thuần được sử dụng để điều trị bệnh. Trong một số trường hợp ung thư giai đoạn đầu, xạ trị có thể được kết hợp với phẫu thuật, trong đó xạ trị được thực hiện trước tiên để thu nhỏ khối u, sau đó khối u sẽ được cắt bỏ bằng phẫu thuật.
  • Để tiêu diệt các tế bào còn sót lại và giảm nguy cơ tái phát: Xạ trị có thể được khuyến nghị sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót trong quá trình phẫu thuật. Điều này giúp giảm nguy cơ tái phát của nhiều loại ung thư.
  • Để trì hoãn sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống sót: ở giai đoạn tiến triển, khi bệnh không có khả năng phục hồi, xạ trị có thể được sử dụng để kiểm soát sự phát triển của ung thư và kéo dài thời gian sống sót.
  • Để giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống: Ở giai đoạn cuối, khi không thể chữa khỏi hoặc kiểm soát bệnh, xạ trị có thể được sử dụng để giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.

4. Xạ trị có hết ung thư không?

Xạ trị có hết ung thư không có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đang lựa chọn phương pháp điều trị này. 

Theo thống kê, tỷ lệ thành công của xạ trị là rất cao đối với ung thư giai đoạn sớm và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi ung thư ở giai đoạn tiến triển. 

Ngoài giai đoạn ung thư, một số yếu tố khác cũng quyết định đến tỷ lệ thành công của phương pháp xạ trị như: loại ung thư, vị trí của khối u, kích thước khối u, tuổi tác bệnh nhân và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. 

Một số loại ung thư rất nhạy cảm với tia bức xạ như ung thư vùng đầu cổ, cổ tử cung, tuyến tiền liệt,… Do đó, xạ trị có thể giúp khối u co nhỏ lại hoặc làm chúng biến mất hoàn toàn. 

Đối với trường hợp, xạ trị có thể là phương pháp điều trị duy nhất. Nhưng thông thường, xạ trị sẽ được kết hợp cùng với một số phương pháp điều trị ung thư khác, chẳng hạn như  phẫu thuật,  hóa trị và liệu pháp miễn dịch . Xạ trị có thể được thực hiện trước, trong hoặc sau các phương pháp điều trị khác này để tăng hiệu quả điều trị ung thư. 

Xạ trị hiệu quả đối với ung thư giai đoạn sớm
Xạ trị mang lại kết quả khả quan đối với ung thư giai đoạn sớm

Xem thêm: Điều trị ung thư bằng xạ trị có thực sự an toàn và hiệu quả?

5. Ưu điểm của liệu pháp xạ trị trong điều trị ung thư

Lợi ích của liệu pháp xạ trị trong điều trị ung thư bao gồm:

  • Xạ trị có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu diệt phần lớn các tế bào ung thư. Đây có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết đối với các khối u nhỏ và ung thư giai đoạn đầu. 
  • Xạ trị có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư riêng lẻ mà phẫu thuật không thực hiện được. 
  • Xạ trị không gây đau đớn như phương pháp phẫu thuật, đồng thời mức độ hồi phục sau xạ trị nhanh hơn. 
  • Xạ trị giúp bảo tồn các chức năng của các cơ quan bị ung thư và không gây ảnh hưởng nhiều tới các mô lân cận. 
  • Sau xạ trị, bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày. Do đó ít gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Các tia bức xạ có thể kích thích cơ thể phát triển phản ứng miễn dịch với khối u. 

6. Tác dụng phụ của xạ trị 

Vì xạ trị cũng sẽ ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh nên vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ thường gặp. 

Mức độ tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào từng loại ung thư, giai đoạn tiến triển và lượng bức xạ. Một số tác dụng phụ thường gặp sau xạ trị bao gồm:

– Mệt mỏi: Do cơ thể cần nhiều năng lượng để tái tạo lại các tế bào mới thay thế cho các tế bào bình thường bị chết trong quá trình điều trị

– Da xung quanh vùng xạ trị có thể bị đau nhức, bong tróc

– Tùy thuộc vào vị trí của ung thư, các tác dụng phụ khác có thể bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khô miệng, đau họng,khó nuốt, rụng tóc,…

Tác dụng phụ của xạ trị điều trị ung thư
Xạ trị gây mệt mỏi do cơ thể cần nhiều năng lượng để tái tạo lại các tế bào mới

Xạ trị là phương pháp điều trị hữu ích cho căn bệnh ung thư bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa ung thư tái phát cũng như giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp điều trị ung thư tốt nhất chính là điều trị khi ung thư đang ở giai đoạn sớm. Do đó, hãy chú trọng đến việc tầm soát ung thư để phát hiện sớm và có phương án điều trị ung thư hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

Vì sao phụ nữ dễ mắc ung thư tuyến giáp? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thuộc hệ nội tiết. Theo thống...
Nhung-gi-ban-can-biet-ve-qua-trinh-dieu-tri-ung-thu-vu

Hướng dẫn sau khi được chẩn đoán ung thư vú – 7 điều bạn cần lưu ý

Khi nhận được chẩn đoán ung thư vú, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng và hoang...

5 yếu tố gây suy giảm sức đề kháng

Bạn có thường xuyên bị cảm cúm, mệt mỏi hay dễ bị bệnh vặt? Đây có thể là dấu hiệu...