Rota Virus là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng tránh nhờ vắc xin uống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Vậy vắc xin phòng bệnh Rota ở trẻ em là gì, nên uống vào thời điểm nào để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất?
1. Bệnh rota ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Bệnh Rota ở trẻ em hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do Rota Virus. Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Virus Rota có khả năng lây lan rộng theo đường phân – miệng, tay – miệng. Chúng thường có trong phân của trẻ nhiễm bệnh, tồn tại lâu ngoài môi trường và có thể lưu lại trên tay, trên các bề mặt rắn như đồ chơi, chăn màn, bát đũa…
Virus Rota thường gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ nhiễm virus Rota cao nhất, vì ở độ tuổi này trẻ thường có thói quen ngậm tay. Trẻ dưới 5 tuổi thường sẽ bị nhiễm bệnh ít nhất 1 lần. Bệnh thường hay bùng phát và dễ lây lan vào thời điểm giao mùa, nhất là tháng 3 – 4 và 9-10 hằng năm.
Virus Rota xâm nhập vào cơ thể thường sẽ ủ bệnh từ 2-3 ngày. Bệnh sẽ khởi phát đột ngột với biểu hiện nôn mửa trong 1-3 ngày, tiếp đó là xuất hiện tình trạng tiêu chảy và sốt. Trẻ có thể bị đi ngoài từ 10-20 lần/ ngày, trường hợp nặng hơn có thể lên tới 20 lần/ ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như làm trẻ kiệt sức, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Có thể nói bệnh Rotavirus ở trẻ em rất phổ biến, dễ lây lan và nguy hiểm. Vì vậy, trẻ cần được uống vắc-xin ngừa bệnh càng sớm càng tốt để bảo vệ trẻ trong thời kì phát triển nhạy cảm đầu đời.
Xem thêm: Giải đáp chi tiết về bệnh Rota ở trẻ em
2. Vắc-xin phòng bệnh Rota ở trẻ em là gì?
Vắc xin Rota là loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus Rota. Hiện nay có 2 loại vắc xin Rota phổ biến nhất gồm Rotarix (Bỉ) và Rotateq (Mỹ). Cả 2 loại vắc xin này đều được chỉ định dùng theo đường uống.
Vắc xin Rotarix: Thường được chỉ định phòng bệnh viêm ruột do virus Rota tuýp huyết thanh G1 hoặc không phải G1 (như G2, G3, G4, G9) gây ra.
Vắc xin Rotarix được sử dụng để phòng ngừa bệnh Rota ở trẻ em
Sử dụng vắc-xin gồm 2 liều: Liều 1 nên bắt đầu lúc 6 tuần tuổi, liều thứ 2 sau đó 4 tuần. Liều 2 phải kết thúc trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Nếu liều đầu tiên đã uống Rotarix thì bắt buộc liều thứ 2 cũng phải uống Rotarix.
Vắc xin Rotateq: Được chỉ định để phòng các bệnh Rota ở trẻ em đối với Virus Rota thuộc các tuýp huyết thanh G1, G2, G3, G4, G9 gây ra. Đây là những chủng virus chiếm tỷ lệ lớn gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Rotateq không có chỉ định ở người lớn nên không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Liều dùng của vắc xin Rotateq gồm 3 liều: liều 1 có thể bắt đầu khi trẻ được 7.5 tuần tuổi, liều 2: sau liều 1 là 4 tuần, liều 3 sau liều 2 là 4 tuần. Lịch trình uống vắc xin của trẻ phải kết thúc trước tuần thứ 32.
3. Thời điểm cho trẻ uống vắc xin phòng virus Rota
Việc uống vắc xin phòng bệnh Rota ở trẻ em đúng thời điểm là rất quan trọng. Trong 6 tháng đầu đời, cơ thể trẻ chưa sinh ra được các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu trẻ nhiễm virus Rota trong giai đoạn này sẽ dễ bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như: mất nước, sụt cân, thậm chí là tử vong.
Thời điểm tốt nhất cho trẻ uống vắc xin Rota là trước 6 tháng tuổi.
Đặc biệt, trẻ từ 6-36 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus Rota cao nhất, bởi đây là giai đoạn trẻ bắt đầu khám phá thế giới, hay ngậm tay, cầm nắm các đồ vật khác cho vào miệng. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp trẻ nhiễm virus trước 3 tháng tuổi.
Vì vậy, vắc xin phòng virus Rota được khuyến cáo cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi và kết thúc liệu trình trước 6 tháng tuổi để cơ thể kịp sinh ra các kháng thể để bảo vệ trẻ trước khi trẻ bước vào giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh nhất.
Trên thực tế đã có nhiều bậc phụ huynh nhớ ra cần cho con uống vắc-xin ngừa virus Rota thì bé đã hơn 6 tháng tuổi nên không uống được nữa. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý để không bỏ lỡ thời gian vàng bảo vệ con trước loại virus ngày.
4. Những lưu ý cần biết về vắc xin phòng bệnh Rota ở trẻ em
4.1 Vắc xin phòng virus Rota chống chỉ định với trường hợp nào?
Không phải trẻ nào cũng có thể uống vắc xin phòng virus Rota. Phụ huynh cần lưu ý các trường hợp chống chỉ định như sau:
- Trẻ đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong liều uống vắc xin Rota trước đó thì không nên cho uống liều nữa.
- Trẻ đang bị sốt.
- Trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa.
- Trẻ gặp vấn đề về hệ miễn dịch.
- Tại thời điểm uống vắc xin, nếu trẻ mắc bệnh, nên chờ khi trẻ khỏi hẳn hoặc các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống.
4.2 Lưu ý sau khi cho trẻ uống vắc xin phòng virus Rota
Sau khi cho trẻ uống vắc xin Rota, các phụ huynh nên chú ý theo dõi các phản ứng của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, nôn, đau bụng kéo dài… cần đưa trẻ tới bệnh viện. Việc quan sát nên thực hiện trong vòng 2-3 ngày liên tục sau khi trẻ uống vắc xin.
Đối với trường hợp trẻ đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cần thông báo với bác sĩ về tương tác hoặc phản ứng thuốc trước khi sử dụng.
Sau khi uống vắc xin rota, tránh cho trẻ sử dụng vắc xin bại liệt ngay vì có thể gây ra phản ứng phụ.
Lời kết:
Như vậy, bệnh Rota ở trẻ em là lệnh lây nhiễm rất phổ biến ở trẻ và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách cho trẻ uống vắc xin trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý mốc thời gian này để phòng bệnh cho trẻ một cách hiệu quả. Mọi thắc mắc xin gọi tới liên hệ 086.956.2628 hoặc nhắn tin ngay tại đây.