Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Ung thư đại tràng khởi phát từ lớp trong cùng (niêm mạc) và có thể tăng trưởng đến vào lớp hoặc tất cả các lớp khác. Ở giai đoạn II, ung thư đã lan xa hơn vào thành ruột nhưng chưa lần đến các hạch bạch huyết gần đó. Cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2 tốt nhất hiện nay thông qua bài viết dưới đây:
1. Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là gì?
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là khi ung thư bắt đầu xâm lấn các lớp ngoài hoặc đại tràng hoặc bắt đầu lan ra ngoài thành đại tràng nhưng chưa đến hạch bạch huyết. Có ba giai đoạn của ung thư đại tràng giai đoạn 2, bao gồm:
- Giai đoạn 2A – Ung thư đã phát triển vào nhưng không xuyên qua các lớp ngoài của đại tràng. Ung thư chưa lan đến các cơ quan hoặc hạch bạch huyết gần đó và chưa lan đến các cấu trúc xa.
- Giai đoạn 2B – Ung thư chưa lan ra ngoài đại tràng, nhưng đã phát triển xuyên qua thành đại tràng.
- Giai đoạn 2C – Ung thư đã phát triển qua thành đại tràng và đã lan đến các mô hoặc cơ quan gần đại tràng. Nó chưa lan đến các cơ quan xa, nhưng có thể đã lan đến 1-3 hạch bạch huyết gần đó.
2. Chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 2
Để chẩn đoán ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết khối u đại tràng. Mẫu tế bào khối u sẽ được lấy ra trong quá trình nội soi. Sau quá trình sinh thiết nếu tìm thấy tế bào ung thư bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng.
Tuy nhiên điều quan trọng là phải xác định được kích thước khối u và mức độ lan rộng của các tế bào ung thư đại tràng. Quá trình này được gọi là phân loại giai đoạn ung thư. Một số xét nghiệm thường được thực hiện để phân loại ung thư đại tràng bao gồm:
- Giải trình tự gen: Giải trình tự gen khối u sẽ giúp kiểm tra các đột gen quan trọng nhằm xác định được tốc độ di căn của ung thư và khả năng đáp ứng điều trị.
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm nồng độ CEA trong máu có thể giúp xác định giai đoạn ung thư đại tràng. Ở ung thư giai đoạn đầu sẽ có nồng độ CEA bình thường hoặc tăng nhẹ. Còn ung thư giai đoạn muộn, đặc biệt khi khối u đã di căn lan ra toàn cơ thể thì nồng độ CEA tăng mạnh.
- Chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng vô tuyến để chụp lại hình hành bên trong đại tràng. Bệnh nhận được chụp MRI để đánh giá mức độ lan rộng của khối u, xem khối u đã di căn đến hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận chưa.
- Chụp CT: Chụp CT là phương pháp sử dụng công nghệ X-quang vi tính để cho ra các hình ảnh bên trong cơ thể. Chụp CT sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán mức độ di căn của tế bào ung thư đến những cơ quan khác như phổi, gan và hạch bạch huyết.
- Nội soi và siêu âm nội soi đại tràng: Thủ thuật này cũng rất quan trọng để phân loại giai đoạn ung thư đại tràng. Một đầu dò siêu âm vào đại tràng xác định mức độ của khối u và xem khối u đã lây lan đến hạch bạch huyết nào chưa.
3. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2
3.1. Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2
Sau khi được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng, bước tiếp theo chính là xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Đối với ung thư đại tràng giai đoạn 2, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Mục tiêu của phẫu thuật là cắt bỏ toàn bộ phần đại tràng có khối u bao gồm cả phần rìa của mô khỏe mạnh xung quanh cùng các hạch bạch huyết lân cận. Điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng bỏ sót các tế bào ung thư ở các mô xung quanh, ngăn ngừa ung thư tái phát từ đó mang lại cho bệnh nhân cơ hội hồi phục hoàn toàn tốt nhất.
Một phần quan trọng trong phẫu thuật đại tràng là thắt mạch máu. Khi phẫu thuật cắt khối u, các bác sĩ sẽ loại bỏ luôn các mạch máu dẫn đến khối u. Điều này đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tế bào ung thư. Các hạch bạch huyết xung quanh đại tràng, hay các vị trí có nguy cơ bị di căn cũng cần được kiểm soát trong quá trình phẫu thuật, làm giảm khả năng ung thư lan rộng.
3.2. Các liệu pháp bổ trợ điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u đại tràng, liệu pháp bổ trợ được cân nhắc cho người nhóm bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao. Liệu pháp bổ trợ sau phẫu thuật có thể là hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu.
3.2.1. Hóa trị bổ trợ
Hóa trị cho ung thư đại tràng giai đoạn 2 thường được thực hiện sau phẫu thuật nếu khối u lớn và đã lan ra các mô xung quanh. Theo cách này, hóa trị có thể tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại trong cơ thể và giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng tái phát.
Hóa trị bổ trợ được khuyến nghị cho bệnh nhân ung thư ruột kết giai đoạn 2 nguy cơ cao tái phát bao gồm:
– Khối u đã xâm lấn các mô, cơ quan hoặc hạch bạch huyết lân cận
– Thủng hoặc tắc nghẽn đại tràng do ung thư
– Ít hơn 12 hạch bạch huyết được lấy đi để sinh thiết
– Tế bào ung thư được tìm thấy ở cạnh của mô bị cắt bỏ
3.2.2. Xạ trị bổ trợ
Xạ trị thường không cần thiết đối với ung thư ruột kết ở bất kỳ giai đoạn nào, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi, xạ trị được áp dụng trước hoặc sau phẫu thuật để điều trị bất kỳ tế bào nào mà phẫu thuật có thể không loại bỏ được.
3.2.3. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp nhắm mục tiêu là sử dụng một số loại thuốc được gọi là thuốc đích. Cơ chế của các loại thuốc này là ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư mà gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Một số loại liệu pháp nhắm trúng mục tiêu phổ biến bao gồm:
- Avastin: Đây là là loại liệu pháp làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu nuôi dưỡng tế bào ung thư. Avastin làm cho các tế bào ung thư bị đói bằng cách ức chế sự hình thành mạch máu mới. Avastin đã được chứng minh là cải thiện kết quả ở những bệnh nhân bị ung thư ruột đại tràng di căn, và cũng đang được nghiên cứu ở những bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn I, II.
- Erbitux: Liệu pháp này được gọi là kháng thể đơn dòng. Nó hoạt động bằng cách liên kết với một thụ thể protein nằm trên tế bào ung thư, gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR). EGFR tham gia vào sự phát triển và sao chép tế bào. Erbitux nhắm mục tiêu vào EGFR giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Erbitux dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc hóa trị Camptosar ® (irinotecan) đã được chứng minh là có thể cải thiện khả năng sống sót cho những bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1 tốt nhất
4. Khi nào cần tầm soát ung thư đại tràng
Tầm soát ung thư đại tràng nên được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đối tượng từ 45 tuổi trở lên: Các tổ chức y tế khuyến cáo bắt đầu tầm soát từ độ tuổi này.
- Có tiền sử gia đình: Nếu có người thân (cha, mẹ, anh, chị, em) bị ung thư đại tràng hoặc polyp đại trực tràng.
- Tiền sử cá nhân: Nếu bạn đã từng có polyp đại trực tràng, viêm loét đại tràng, hoặc bệnh Crohn.
- Các yếu tố nguy cơ khác: Bao gồm chế độ ăn không lành mạnh, béo phì, hút thuốc lá, và lối sống ít vận động.
- Tầm soát thường xuyên: Nếu kết quả tầm soát bình thường, cần tiếp tục tầm soát theo chu kỳ (thường là 5-10 năm) tùy thuộc vào loại phương pháp tầm soát.
Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng kéo dài, hoặc có máu trong phân. Bạn hãy đến cơ sở khám bệnh gần nhất để kiểm tra và sàng lọc nguy cơ mắc ung thư đại tràng từ sớm.