Ung thư đại tràng giai đoạn 1 là giai đoạn sớm của bệnh, khi tế bào ung thư chưa lan rộng ra ngoài thành của ruột và chưa lan xa đến các bộ phận khác của cơ thể. Việc phát hiện và điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1 sớm có thể cải thiện tỷ lệ sống sót và chữa khỏi cao. Dưới đây là thông tin về dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1 tốt nhất.

1. Ung thư đại tràng giai đoạn 1 là gì?
Ung thư đại tràng giai đoạn 1 được đặc trưng bởi các tế bào ung thư đã xâm lấn vào các lớp bên trong của thành đại tràng nhưng chưa lan ra ngoài thành hoặc các hạch bạch huyết gần đó. Ở giai đoạn đầu này, khối u thường nhỏ, khu trú và có khả năng điều trị cao.
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng giai đoạn 1
Ung thư đại tràng giai đoạn 1 thường không có triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra chẩn đoán sớm hoặc xét nghiệm y tế định kỳ. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể xuất hiện ở giai đoạn này bao gồm:
- Thay đổi thói quen đại tiện: Có thể bao gồm táo bón kéo dài hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
- Xuất hiện máu trong phân: Chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân.
- Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới, chẳng hạn như chuột rút, đầy hơi hoặc đau.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi không lý do rõ ràng và giảm cân bất thường
- Thay đổi về mẫu phân: Có thể bao gồm phân có màu sắc hoặc độ dính khác thường.
Tuy nhiên những dấu hiệu này có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau và không nhất thiết chỉ liên quan đến ung thư đại tràng. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trên, đặc biệt là khi xuất hiện liên tục trong một khoảng thời gian dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra chẩn đoán kịp thời.

3. Phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 1
Phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 1 thường bao gồm các phương pháp sau:
3.1. Kiểm tra nội khoa và lâm sàng
– Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc thăm khám chi tiết về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng đang gặp phải và các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình của bệnh nhân.
– Kiểm tra lâm sàng để tìm các dấu hiệu vật lý, thăm khám vùng bụng để phát hiện khối u hoặc biến đổi bất thường.
3.2. Xét nghiệm máu:
– Xét nghiệm máu để đánh giá các chỉ số sinh lý, chức năng gan, thận và các chỉ số khác.
– Kiểm tra CEA (carcinoembryonic antigen) là một xét nghiệm máu đặc biệt có thể được thực hiện để đánh giá mức độ CEA trong máu, CEA tăng cao ở một số trường hợp ung thư đại tràng.
3.3. Siêu âm bụng:
Siêu âm bụng được sử dụng để hình ảnh hóa vùng bụng để tìm kiếm sự hiện diện của khối u trong ruột và các cơ quan lân cận.
3.4. Nội soi đại tràng (colonoscopy):
Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất cho ung thư đại tràng giai đoạn sớm. Bác sĩ sử dụng một ống nội soi dài và mềm (gọi là coloscope) để nhìn thấy bên trong đại tràng và lấy mẫu nếu phát hiện khối u hoặc các dấu hiệu nghi ngờ khác. Nếu cần thiết, các polyp có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi.

4. Cách điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1
4.1. Phẫu thuật loại bỏ khối u:
Phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1. Quy trình phẫu thuật có thể bao gồm loại bỏ phần của hoặc toàn bộ đoạn bị ảnh hưởng của đại tràng. Nếu khối u nhỏ và chỉ ở mức bề mặt, có thể chỉ cần thực hiện phẫu thuật với mục đích lấy mẫu niêm mạc hoặc loại bỏ hoàn toàn khối u.
- Cắt polyp khi nội soi: Nếu khối u nhỏ, khu trú và nằm hoàn toàn trong polyp và ở giai đoạn rất sớm có thể cắt bỏ hoàn toàn trong quá trình nội soi.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Những polyp không thể cắt bỏ khi nội soi có thể được cắt bỏ với phẫu thuật nội soi. Bác sĩ sẽ phẫu thuật thực hiện phẫu thuật thông qua vết mổ nhỏ trên thành bụng. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể lấy mẫu từ các hạch bạch huyết ở khu vực có ung thư, điều này sẽ giúp điều trị ung thư đại tràng sớm có hiệu quả hơn.
- Cắt bỏ một phần đại tràng: Đối với những bệnh nhân ung thư không có polyp, phẫu thuật cắt bỏ phần ung thư của đại tràng là phương pháp điều trị phổ biến nhất.

4.2. Liệu pháp nhắm trúng đích:
Đây là một phương pháp mới phát triển trong điều trị ung thư, nhằm tận dụng sự khác biệt giữa tế bào ung thư và các tế bào khỏe mạnh. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các thuốc định hướng tế bào hoặc các phương pháp điều trị khác như liệu pháp miễn dịch.
4.3. Hóa trị và xạ trị:
Thường không được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1, trừ khi khối u có những đặc điểm đặc biệt hay có dấu hiệu của sự lan rộng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng để ngăn ngừa tái phát.
4.4. Sàng lọc và theo dõi sau điều trị:
Sau khi điều trị, bệnh nhân thường sẽ được chỉ định sàng lọc định kỳ để theo dõi sự phát triển của bệnh và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra. Quá trình điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1 thường phức tạp và cần có sự can thiệp của một bác sĩ chuyên khoa ngoại khoa tiêu hóa để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa trên từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm: Cách điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 hiệu quả
5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, bao gồm:
- Tuổi cao: Ung thư đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng hầu hết những người mắc ung thư đại tràng đều trên khoảng 50 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều yếu tố tác động.
- Di truyền: Một số người có sự thay đổi trên DNA làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng hơn những người khác.
- Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ ung thư ruột kết tăng cao ở những người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến.
- Không tập thể dục thường xuyên: Những người không hoạt động thể lực hàng ngày có nhiều khả năng mắc ung thư ruột kết hơn người tập thể dục thường xuyên. Bệnh tiểu đường: Những người bị tiểu đường hoặc khác insulin có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn người bình thường.
- Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư đại tràng.
- Hút thuốc: Hút nhiều thuốc là làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng
- Uống nhiều rượu bia: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
- Xạ trị ung thư: Tia xạ trị hướng vào bụng để điều trị bệnh ung thư trước đó có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

6. Cách phòng ngừa ung thư đại tràng
6.1. Sàng lọc ung thư đại tràng
Các bác sĩ khuyến cáo những người có nguy cơ mắc ung thư đại tràng trung bình nên tầm soát ung thư ở độ tuổi 45 trở ra. Nhưng những người có nguy cơ cao nên nghĩ đến việc bắt đầu sàng lọc sớm hơn. Những người có nguy cơ cao bao gồm những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng.
6.2. Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ ung thư ruột kết
Thay đổi lối sống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Những cách làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết bao gồm:
- Ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có Vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
- Hạn chế uống rượu bia:
- Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hạn chế hút thuốc lá: Những người hút thuốc lâu năm có nhiều khả năng phát triển và chết vì ung thư ruột kết hoặc trực tràng hơn những người không hút thuốc.
- Tập thể dục thường xuyên: Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa ung thư.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng.Duy trì cân nặng ổn định bằng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập luyện hàng ngày.

Trên đây là những đấu hiệu nhận biết và cách điều trị ung đại tràng giai đoạn 1 tốt nhất hiện nay. Việc phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện dự đoán và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.