Phẫu thuật trong điều trị ung thư dạ dày có hiệu quả không?

Ung thư dạ dày được coi là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, đe dọa tính mạng của hàng ngàn bệnh nhân. Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật được đánh giá cao về tính hiệu quả trong kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

1. Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư dạ dày thích hợp

Việc đưa ra chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nặng của bệnh. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc cho bệnh nhân phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc miễn dịch ung bướu, đôi khi có thể phối hợp nhiều phương pháp nhằm kiểm soát ung thư dạ dày được tốt nhất. Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp hiệu quả và được ưu tiên lựa chọn trong điều trị ung thư dạ dày cho người bệnh.

điều trị ung thư dạ dày hiệu quả nhấtBác sĩ chỉ định điều trị tùy theo mức độ tiến triển của bệnh

Phẫu thuật ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường đem lại hiệu quả tốt, khả năng điều trị triệt căn cao và tỷ lệ tái phát ung thư thấp. Tuy nhiên phần lớn ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi khối u đã phát triển lớn thậm chí các tế bào ung thư đã có hiện tượng di căn nhiều tổ chức, việc phật thuật triệt căn trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp và phạm vi phẫu thuật phù hợp.

2. Phẫu thuật – phương pháp hiệu quả trong điều trị ung thư dạ dày

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dạ dày do ung thư mà bác sĩ lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần dạ dày của cơ thể. Mục tiêu của phẫu thuật ung thư dạ dày là loại bỏ tối đa khối u ác tính và phần dạ dày tổn thương do ung thư. Tuy nhiên khi bệnh ở giai đoạn muộn, mục tiêu điều trị là giảm nhẹ bệnh và tái tạo lại chức năng đường tiêu hóa cho bệnh nhân.

Cắt bỏ toàn bộ dạ dày

Khi chỉ định phẫu thuật và cắt bỏ toàn bộ dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ dạ dày cùng với một số tạng lân cận như lách, phần thân đuôi tụy, mạc nối lớn, mạc nối nhỏ…nhằm loại bỏ tối đa các tế bào ung thư. Trong trường hợp không thể xác định các tế bào ung thư đã di căn ở mức độ nào, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày của người bệnh.

Phương pháp điều trị này có ưu điểm là không bỏ sót tế bào ung thư ở dạ dày, khả năng điều trị triệt căn tốt. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho người bệnh. Phương pháp này được đánh giá khó thực hiện, có thể gây nhiều biến chứng cho người bệnh, thậm chí tử vong. Mặt khác, sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư, người bệnh phải đối mặt với những rối loạn và cản trở trong tiêu hóa thức ăn, rối loạn dinh dưỡng nặng sau mổ. Do đó phương pháp này chỉ được dùng khi dạ dày tổn thương lan tỏa và tổ chức lành không còn nhiều nên cần phải loại bỏ dạ dày toàn bổ.

Cắt bỏ một phần dạ dày

Khi khối u vẫn còn khu trú và phần lành của dạ dày vẫn còn nhiều, người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần dạ dày chứa khối u và nạo vét hạch ung thư. Với phương pháp này, người bệnh giữ được 1 phần dạ dày, đảm bảo tiêu hóa không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên hiệu quả điều trị triệt căn ung thư dạ dày của phương pháp này thấp hơn so với cắt toàn bộ dạ dày.

phương pháp điều trị ung thư dạ dàyCắt bỏ một phần dạ dày trong trường hợp tổn thương chưa lan tỏa

Xem thêm: Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư dạ dày tốt nhất

3. Phẫu thuật ung thư dạ dày có thể gây nguy hiểm gì?

Phẫu thuật can thiệp luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng đối với cơ thể. Bệnh nhân ung thư dạ dày thường lớn tuổi, thể trạng kém kèm theo phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, do đó phẫu thuật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Người bệnh phẫu thuật ung thư dạ dày có thể gặp tình trạng chảy máu, nhiễm trùng sau vết mổ, áp xe trong ổ bụng. Một số biến chứng nặng hơn như chảy máu trong ổ bụng, tình trạng này cần phải được truyền máu và tiến hành phẫu thuật lại nhắm cầm máu. Ngoài ra trong trường hợp cắt toàn bộ dạ dày, người bệnh có khả năng bị rò miệng nối thông thực quản và ruột non, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí phải can thiệp xử trí.

Sau điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật, người bệnh vẫn có khả năng bị tái phát ung bướu sau điều trị. Nguyên nhân là các tế bào ung thư chưa được loại trừ hết có khả năng tiến triển và hình thành ung bướu tại dạ dày. Trong một số trường hợp ung thư có thể tái phát tại dạ dày hoặc một vị trí khác ngoài dạ dày mà không liên quan gì đến khối u khởi phát ban đầu.

Xem thêm: Cách phòng tránh ung thư dạ dày mà bạn không nên bỏ qua

Phẫu thuật đơn độc hoặc phối hợp với hóa trị, xạ trị là những phương pháp chính trong điều trị ung thư dạ dày. Trong đó phẫu thuật có khả năng điều trị triệt căn ung thư dạ dày khi nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và chưa có tổn thương lan tỏa hệ tiêu hóa. Hãy liên hệ 086.956.2628để gặp chuyên gia nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về chăm sóc khỏe cho bản thân và gia đình.

Bài viết liên quan

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?

Viêm đại tràng thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đi ngoài nhiều lần, đau...
Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể nhờ hệ thống miễn dịch 

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể nhờ hệ thống miễn dịch 

Virus HPV (Human Papillomavirus) là một trong những loại virus phổ biến  có thể gây ra nhiều vấn đề sức...
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Bệnh viêm đại tràng là một trong những tình trạng phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nhận...