Những điều cần biết về điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc

Ung thư máu là bệnh lý ác tính nguy hiểm, xuất hiện trên mọi lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ. Hiện nay nhiều phương pháp mới được ứng dụng trong điều trị bệnh, mang hiệu quả cao trong kiểm soát và chữa bệnh ung bướu. Trong đó phải kể đến phương pháp điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc, bước tiến mới của nền y học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp này cũng như ưu, nhược điểm của cấy tế bào gốc đối với cơ thể. 

1. Điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc

Tế bào gốc tập trung chủ yếu ở tủy xương, làm nhiệm vụ sản sinh các tế bào máu ngoại vi bao gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu. Mỗi tế bào máu sẽ đảm nhiệm những chức năng nhất định, cụ thể hồng cầu giúp vận chuyển oxy tới tế bào, tiểu cầu tham gia quá trình đông máu và bạch cầu thực hiện vai trò miễn dịch trong cơ thể. Trong trường hợp tủy xương giảm sản xuất máu (suy tủy, ung thư), người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi đó cấy ghép tế bào gốc là phương pháp hiệu quả giúp thay thế tế bào máu bất thường, cải thiện chức năng tạo máu của tủy xương. 

điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc giúp tạo tạo khả năng tạo máu cho tủy xương

Cấy ghép tế bào gốc giúp tái tạo khả năng tạo máu cho tủy xương

Trong điều trị ung thư máu, phục hồi chức năng tạo máu của cơ thể là cần thiết song song với kiểm soát ung thư tiến triển. Các tế bào bạch cầu bất thường được sản xuất ồ ạt trong trường hợp ung thư máu, dẫn đến lấn át các dòng tế bào máu khác, bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đến đến biến chứng thiếu máu, chảy máu và suy giảm miễn dịch. Cấy tế bào gốc giúp tái tạo chức năng sản xuất máu cho cơ thể, phục hồi những tổn thương, tăng đào thải tế bào ung thư ra khỏi cơ thể.

2. Kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư

Cấy ghép tế bào gốc còn được biết đến tên gọi “ghép tủy”, là phương pháp thay thế các tế bào gốc mất chức năng thánh những tế bào gốc khỏe mạnh. Các tế bào gốc tạo máu này thường lấy từ người hiến tặng (người thân trong gia đình) hoặc của chính người bệnh.

tế bào gốc thường lấy từ người hiến tặng phù hợp

Tế bào gốc thường lấy từ người hiến tặng phù hợp

Phương pháp có kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi những chuyên gia giàu kinh nghiệm thực hiện, bao gồm các bước:

  • Bước 1: Người bệnh được đánh giá tổng quát, thực hiện một số xét nghiệm trước khi được tiến hành cấy ghép tủy. Bác sĩ sẽ đặt một catheter tĩnh mạch ở ngực bệnh nhân, cho phép truyền dịch và lấy máu xét nghiệm dễ dàng. 
  • Bước 2: Trước khi cấy ghép, người bệnh sẽ được truyền một đợt hóa trị hoặc xạ trị liều cao với mục đích phá hủy các tế bào gốc bất thường trong tủy xương. Điều này giúp cơ thể người bệnh dễ tiếp nhận tế bào gốc mới, ngăn chặn sự tương khắc của các tế bào mới với cơ thể. 
  • Bước 3: Sau khi lấy được tế bào gốc khỏe mạnh từ người hiến tặng, chúng sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh thông qua đường truyền tĩnh mạch. Khi vào cơ thể, các tế bào này di chuyển đến tủy xương và bắt đầu sản sinh các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu mới cho cơ thể. 

Xem thêm: Có thể điều trị ung thư bằng tế bào gốc hay không?

3. Một số tác dụng phụ có thể gặp sau cấy tế bào gốc

Tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị

Trước khi điều trị ung thư bằng tế bào gốc, phần lớn bệnh nhân cần trải qua ít nhất một chu kỳ hóa trị hoặc xạ trị. Các phương pháp này đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như viêm, loét da, buồn nôn, nôn mửa…Tuy nhiên đây là những triệu chứng tạm thời và chúng sẽ mất sau vài tuần trị liệu.

1 số tác dụng phụ sau khi điều trị ung thư bằng tế bào gốc

1 số tác dụng phụ sau khi điều trị ung thư bằng tế bào gốc

Nhiễm trùng

Người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng trong khoảng 6 tuần đầu tiên sau cấy ghép. Để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng kháng sinh, cho đến khi lượng bạch cầu trong máu đủ bảo vệ cơ thể. Phải mất 6 tháng đến một năm để cơ thể hoàn toàn ổn định sau ghép tủy. Trong khoảng thời gian đó, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm, do đó cần theo dõi sát sao sau điều trị. 

Chảy máu

Lượng tiểu cầu trong máu ít là nguyên nhân dẫn đến người bệnh chảy máu hay khó đông máu. Sau ít nhất 3 tuần sau khi cấy ghép, lượng tiểu cầu trong máu người bệnh luôn ở ngưỡng thấp, khiến cơ thể dễ bầm tím, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng…Trong trường hợp tiểu cầu dưới ngưỡng cho phép, người bệnh có thể phải truyền tiểu cầu, đảm bảo lượng tiểu cầu luôn ở ngưỡng an toàn cho cơ thể. 

Thải ghép 

Tác dụng phụ này tương đối phổ biến sau khi điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc. Nó xảy ra khi cơ thể có tế bào gốc mới như một “kẻ xâm lược”, dẫn đến tấn công và tiêu diệt chúng. Trường hợp này ít xảy ra hơn ở cấy ghép tế bào gốc tự thân hay người hiến tặng là người thân ruột thịt trong gia đình. 

Cấy ghép thất bại

Khi cơ thể bạn từ chối nhận tế bào gốc mới khỏe mạnh, chúng đã được đưa vào cơ thể nhưng lại không đến tủy xương để thực hiện chức năng tạo máu. Thất bại trong điều trị bệnh bằng cấy ghép tế bào gốc thường do tế bào hiến tặng không tương thích với vật chủ hoặc lượng tế bào gốc ít, không đủ để tạo máu. 

Liệu pháp miễn dịch tự thân với beta glucan là phương pháp hiệu quả trong tăng khả năng kiểm soát tế bào ung thư cũng như cải thiện chức năng tạo máu cho cơ thể. Hoạt chất beta glucan có tác dụng kích thích tủy xương, tăng sản sinh các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, từ đó giúp phục hồi các chức năng tạo máu cho cơ thể. Không những vậy, beta glucan còn hoạt hóa các tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào lympho T, đẩy mạnh quá trình dọn dẹp tế bào ung thư ác tính, giúp người bệnh kiểm soát bệnh ung bướu tốt hơn. 

Xem thêm: Thực hư tác dụng chống ung thư của beta glucan

Trên đây là những điều bạn cần quan tâm trước khi đưa ra quyết định điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc. Khoa học phát triển kéo theo nhiều phương pháp trị liệu mới được ứng dụng trong điều trị, tăng hy vọng đẩy lùi bệnh tật, phục hồi sức khỏe cho người ung bướu. Để biết thêm chi tiết về phương pháp điều trị ung thư máu hoặc liệu pháp miễn dịch tự thân với beta glucan, xin vui lòng liên hệ 086.956.2628

Bài viết liên quan

Thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú

11 loại thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh ác tính có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của hàng...
Hệ miễn dịch đường ruột

Tại sao hệ miễn dịch đường ruột lại quan trọng đối với sức khỏe như vậy

Hệ miễn dịch đường ruột là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tổng thể của cơ thể....
Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ung thư gan

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ung thư gan

Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất....