Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh lý xảy ra khi đường tiêu hóa xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động. Theo đó, các chuyên gia y tế đã chia làm hai loại chính gồm:
Khi hệ tiêu hóa hoạt động bất thường có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Các rối loạn này có để do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng kéo dài, nhiễm trùng, hội chứng ruột kích thích hay viêm dạ dày.
Rối loạn tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa rất đa dạng, một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa. Cảm giác đau hoặc khó chịu ở bụng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau xung quanh bụng và có thể diễn ra liên tục hoặc từng cơn. Đau có thể đi kèm với cảm giác co thắt.
Chướng bụng đầy hơi khó tiêu thường xảy ra khi dạ dày và ruột tích tụ quá nhiều khí dư thừa làm cho bụng phình to lên. Đầy hơi gây ra cảm giác khó chịu và có thể kèm ợ hơi, buồn nôn.
Cảm giác muốn nôn hoặc cảm giác buồn nôn ở dạ dày hoặc vùng bụng. Cảm giác buồn nôn có thể gây khó chịu, có thể dẫn đến nôn mửa.
Tiêu chảy là tình trạng khi một người đi ngoài nhiều lần trong ngày, với phân lỏng hoặc nước. Đây là một triệu chứng phổ biến khi bị rối loạn tiêu hóa.
Táo bón là tình trạng khi một người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, thường biểu hiện bằng việc đi ngoài ít hơn ba lần mỗi tuần, hoặc phân cứng và khô.
Cảm giác khó chịu hoặc đau tức ở vùng bụng bên, thường xảy ra sau khi ăn. Có thể có cảm giác nhanh no hoặc cảm giác buồn nôn.
Sự thay đổi đột ngột trong thói quen đi tiêu có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh.
Khi sự cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột bị phá vỡ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thói quen ăn uống kém chất lượng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, hoặc cảm giác khó chịu trong dạ dày.
Một số loại thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa như: thực phẩm ôi thiu, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu đường và tinh bột chế,…
Khi tiêu thụ quá mức các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia hay cocktail có thể gây hại trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
Cồn kích thích dạ dày sản xuất axit dạ dày nhiều hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), và viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, còn có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Các triệu chứng và tình trạng rối loạn tiêu hóa do uống nhiều đồ uống có cồn như viêm loét dạ dày, trào ngược axit, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, chướng bụng, và cảm giác khó tiêu.
Viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương của niêm mạc của các cơ quan này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.
Rối loạn tiêu hóa do căng thẳng kéo dài là một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Căng thẳng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng tiêu hóa khác.
Khi căng thẳng kéo dài, nhiều người có xu hướng ăn uống không đều đặn, ăn các thực phẩm chế biến sẵn, ít vận động thậm chí là bỏ bữa. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tiêu hóa.
Căng thẳng mãn tính có thể làm gia tăng mức độ viêm trong cơ thể, và viêm ruột có thể dẫn đến các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) và các bệnh lý viêm ruột khác.
Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa theo những cách khác nhau.
Các nhóm thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như:
Các loại thuốc điều trị bệnh này có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi chướng bụng, thậm chí là viêm dạ dày, viêm ruột,…
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Nước rất quan trọng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Hãy nhớ uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Vận động giúp cải thiện tuần hoàn máu và kích thích chức năng tiêu hóa. Chỉ cần một bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cũng có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Căng thẳng kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hãy tìm những phương pháp thư giãn, như thiền, nghe nhạc, hay đi dạo để giảm stress.
Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một trong những giải pháp giúp cải thiện và giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả chính là bổ sung men vi sinh (probiotics). Men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể.
BaciPlus cung cấp 6 tỷ bào tử lợi khuẩn với 2 chủng Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii, là chìa khóa quan trong giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các lợi khuẩn giúp nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bổ sung các lợi khuẩn cư trú ở đại tràng. Lợi khuẩn sẽ giúp tiết ra dịch nhầy bám lên lớp lông nhung trong lòng đại tràng, tạo thành lá chắn kép bảo vệ toàn bộ niêm mạc đại tràng.
Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về BaciPlus, bạn có thể truy cập tại: https://baciplus.vn/ hoặc nhắn tin ngay tại đây.
Xem thêm: Giải đáp: Nên ăn gì khi viêm đại tràng để nhanh khỏi bệnh?
Rối loạn tiêu hóa tuy không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị sớm, nhưng nếu để lâu dài mà không can thiệp, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa và duy trì một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa