Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về cách hóa trị hoạt động, lợi ích, tác dụng phụ, và các phương pháp điều trị. Khám phá những thông tin cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình hóa trị điều trị ung thư để mang lại kết quả tốt nhất.

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa tr

Tổng quan về điều trị ung thư bằng hóa trị

1. Hóa trị là gì?

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng thuốc có chứa chất hóa học để tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư trong cơ thể, đồng thời ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia, phát triển và di căn. Điều trị ung thư bằng hóa trị giúp loại bỏ tế bào ung thư, giảm số lượng tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư tái phát. 

Liệu pháp hóa trị có thể được kết hợp với các liệu pháp điều trị ung thư khác như: phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch,…để tăng hiệu quả loại bỏ các tế bào ung bướu. 

Hiện nay, thuốc hóa trị đã được phát triển để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn gấp nhiều lần so với các loại thuốc trước đây. Đồng thời giúp hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn, chóng mặt và rụng tóc. 

Mục tiêu của hóa trị bao gồm:

  • Đối với các bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm, hóa trị giúp thu nhỏ khối u, ngăn chặn các tế bào ung thư lan sang các cơ quan khác giúp tăng tỷ lệ sống và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân
  • Đối với các bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, khối u đã di căn sang các cơ quan khác. Hóa trị giúp giảm đau đơn, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.

Điều trị ung thư bằng hóa trị

2. Phương pháp thực hiện hóa trị

Hóa trị có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ xác định phương pháp điều trị hóa trị tốt nhất và điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân để đạt được kết quả điều trị hiệu quả nhất. Hóa trị có thể được thực hiện bằng các phương pháp sau:

  • Hóa trị qua tĩnh mạch: Đây là phương pháp hóa trị phổ biến nhất. Thuốc hóa trị được truyền qua một đường ống (catheter) được đặt vào tĩnh mạch để giúp đưa chất dinh dưỡng và thuốc hóa trị vào cơ thể. 
  • Tiêm: Thuốc được tiêm trực tiếp vào cơ bắp hoặc dưới da. Đây là phương pháp ít phổ biến hơn cho hóa trị nhưng có thể được sử dụng cho một số loại thuốc đặc biệt.
  • Uống: Hóa chất được làm dưới dạng viên nén hoặc viên nang. 
  • Hóa trị nội phúc mạc (IP hóa trị): Là một phương pháp điều trị ung thư đặc biệt mà thuốc hóa trị được đưa trực tiếp vào khoang bụng (phúc mạc). Đây là phương pháp thường được sử dụng cho một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng và ung thư phúc mạc nguyên phát.

3. Có bao nhiêu loại thuốc hóa trị?

Có hơn 100 loại thuốc hóa trị khác nhau, mỗi loại có một cơ chế riêng để ức chế sự phân chia tế bào. Các loại thuốc hóa trị phổ biến nhất bao gồm:

Thuốc chống phân bào (Alkylating Agents)

Là một loại thuốc có khả năng gắn vào DNA của tế bào ung thư, gây ra đột biến và ngăn chặn khả năng phân chia của tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Các loại thuốc chống phân bào mang lại hiệu quả trong nhiều loại ung thư bệnh bạch cầu, ung thư vú,…

Ví dụ: Cyclophosphamide, Ifosfamide, Melphalan, Busulfan,…

Thuốc chống tổng hợp DNA (Antimetabolites)

Là một loại thuốc hóa trị ức chế hoạt động của các enzyme tổng hợp DNA hoặc RNA bằng cách giả mạo các phân tử cần thiết cho tổng hợp DNA từ đó gây rối loạn quá trình sao chép DNA. Nhóm thuốc này  có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư bao gồm: Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tuyến tụy, dạ dày và ung thư tế bào lớn.

Ví dụ: Methotrexate, 5-Fluorouracil (5-FU), Gemcitabine, Cytarabine.

Thuốc chống phân bào (Mitotic Inhibitors)

Thuốc chống phân bào hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình phân chia tế bào bằng cách tác động vào các sợi tơ phân bào.

Ví dụ: Paclitaxel (Taxol), Docetaxel, Vincristine, Vinblastine.

Thuốc ức chế  Topoisomerase

Topoisomerase là một loại enzyme cần thiết cho việc sửa chữa và sao chép DNA tế bào ung thư. Thuốc ức chế Topoisomerase sẽ ức chế hoạt động của enzyme này dẫn đến DNA bị tổn thương, không thể phân chia và cuối cùng là chết. Thuốc ức chế topoisomerase thường được sử dụng với các một số loại thuốc khác để điều trị ung thư như ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tinh hoàn.

Ví dụ: Etoposide, Irinotecan, Doxorubicin, Daunorubicin.

Các loại thuốc hóa trị phổ biến nhất

4. Cần chuẩn bị gì trước khi hóa trị?

Chuẩn bị trước khi tiến hành hóa trị là điều rất quan trọng để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra được suôn sẻ và giảm các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị. Một số lưu ý trước khi thực hiện hóa trị bao gồm: 

  • Thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, hoặc các xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và tình trạng bệnh.
  • Ăn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng từ cả 5 nhóm thực phẩm và đặc biệt là các thực phẩm giàu protein để giúp ngăn ngừa tình trạng giảm lượng tế bào máu trong khi hóa trị. 
  • Uống nhiều nước.
  • Ngủ đủ giấc, tập dục hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và không căng thẳng.
  • Không hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc dược thảo hoặc bất kỳ loại thuốc gây nghiện nào.
  • Những người có bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc cá nhân thì cần thông báo trước cho bác sĩ.

Cần chuẩn bị gì trước khi hóa trị

5. Hóa trị cần bao nhiêu thời gian? 

Thời gian hóa trị thường được chia thành các chu kỳ. Một chu kỳ hóa trị thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần, trong đó bệnh nhân sẽ nhận thuốc trong một khoảng thời gian nhất định (có thể là một vài ngày) và sau đó nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi trước khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Tổng số chu kỳ cần thiết sẽ phụ thuộc vào kế hoạch điều trị cụ thể do bác sĩ đưa ra.

Thời gian hóa trị thay đổi tùy theo từng loại ung thư và phác đồ điều trị của bác sĩ. Thời gian hóa trị trung bình là khoảng 3-6 tháng. 

Ví dụ, một kế hoạch hóa trị có thể bao gồm từ 4 đến 6 chu kỳ kéo dài vài tháng. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.

Thời gian thực hiệu liệu pháp hóa trị

6. Tác dụng phụ của hóa trị là gì?

Hóa trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ vì thuốc không chỉ tấn công các tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Một số tác dụng phụ phổ biến của hóa trị bao gồm:

  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi và kiệt sức là một tác dụng phụ rất phổ biến của hóa trị.
  • Rụng tóc: Hóa trị có thể làm rụng tóc, bao gồm cả tóc trên đầu, lông mày, và lông mi.
  • Buồn nôn và nôn: Nhiều người trải qua cảm giác buồn nôn và nôn mửa, mặc dù có thuốc chống buồn nôn có thể giúp kiểm soát triệu chứng này.
  • Giảm bạch cầu và nguy cơ nhiễm trùng: Hóa trị có thể làm giảm số lượng bạch cầu trong cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giảm số lượng hồng cầu và tiểu cầu: Có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím.

Rụng tóc

7. Có thể điều trị khỏi ung thư bằng hóa trị không?

Hóa trị được coi là một trong những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất hiện nay, vì nhiều loại tế bào ung thư rất nhạy cảm với thuốc hóa trị khi được sử dụng. Những loại thuốc này nhắm mục tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể càng nhanh càng tốt đồng thời ngăn chặn các tế bào ung thư nhân lên vô thời hạn và cuối cùng là chết. Vì vậy, nhiều bệnh nhân thư có thể khỏi bệnh hoàn toàn bằng hóa trị.

Xem thêm: Làm thế nào để tăng miễn dịch sau hóa trị liệu?

Kết luận 

Điều trị ung thư bằng hóa trị có thể mang lại nhiều lợi ích tiềm năng nhưng cũng đi kèm với những thách thức. Bằng cách tuân thủ theo liệu pháp của đội ngũ bác sĩ, bệnh nhân có thể quản lý các tác dụng phụ và tối ưu hóa kết quả điều trị. Liệu pháp hóa trị cùng với các phương pháp điều trị ung thư khác đều đóng vai trò thiết yếu trong việc đẩy lùi ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.

 

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Các lựa chọn điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối

Các lựa chọn điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi giai đoạn cuối là tình trạng nghiêm trọng khi bệnh đã lan rộng ra ngoài phổi và...