Làm thế nào để tăng miễn dịch sau hóa trị liệu?

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, sau quá trình hóa xạ trị, hệ miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm do các tác dụng phụ. Vậy, làm thế nào để tăng miễn dịch sau hóa trị liệu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Mối liên hệ giữa hệ miễn dịch và ung thư

Hệ thống miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của con người. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với bệnh nhân ung thư do sự tác động qua lại lẫn nhau:

Hệ miễn dịch giúp kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư

Hệ thống miễn dịch có vai trò sản xuất các tế bào miễn dịch chuyên biệt giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mối đe dọa, bao gồm cả tế bào ung thư. Một số tế bào của hệ miễn dịch có thể phát hiện tế bào ung thư và tìm cách tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, điều này chưa thể tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư có trong cơ thể. Bên cạnh đó, tế bào ung thư còn đánh lừa hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau.

tang-mien-dich-sau-hoa-tri-lieu

Bệnh ung thư làm suy giảm hệ thống miễn dịch

Tủy xương là nơi tạo ra các tế bào máu, bao gồm hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó có tế bào bạch cầu mang chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Do di căn vào xương, các tế bào ung thư ngăn chặn cơ thể tạo ra nhiều tế bào khỏe mạnh, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều này thường xảy ra với các bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch, tuy nhiên các bệnh ung thư khác cũng có thể xảy ra tình trạng suy giảm miễn dịch.

Các phương pháp điều trị ung thư làm suy giảm giảm hệ thống miễn dịch

Các phương pháp điều trị ung thư như hóa xạ trị tác động lên các tế bào lành và tế bào ung thư. Do đó nó làm giảm các tế bạch cầu, làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Vì vậy, sau các đợt hóa xạ trị, việc tăng cường hệ thống miễn với bệnh nhân cần được chú trọng.

Làm thế nào để tăng cường miễn dịch sau hóa trị liệu?

Xây dựng mối lối sống khoa học, lành mạnh sẽ là chìa khóa giúp tăng cường miễn dịch sau hóa trị liệu, tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Dưới đây là 6 cách giúp tăng cường miễn dịch:

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với con người, giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau một ngày dài. Trên thực tế, giấc ngủ và hệ miễn dịch còn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 164 người cho thấy: những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi tối có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn những người ngủ trên 6 giờ.

Một giấc ngủ sâu và đủ còn giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Đối với bệnh nhân ung thư, giấc ngủ là một biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch sau hóa xạ trị, giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn.

tang-mien-dich-sau-hoa-tri-lieu-2

Một vài mẹo giúp người bệnh dễ ngủ hơn:

  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử 1 giờ trước khi đi ngủ
  • Không sử dụng cafe sau 2 giờ chiều
  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
  • Dùng đèn ngủ có ánh sáng ấm áp
  • Giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát

Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc

Khói thuốc có chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, nhiều chất gây nghiện, gây biến đổi gen và gây độc tế bào. Hút thuốc nhiều gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, làm suy giảm hệ thống miễn dịch và gây tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.

Không chỉ người hút thuốc mà người hít phải khói thuốc cũng bị ảnh hưởng. Luồng khói phụ từ điếu thuốc có chứa nhựa thuốc và nicotine gấp 2 lần; chứa chất gây ung thư nhiều hơn 3 lần, chứa khí CO nhiều hơn 5 lần và khí amoniac gấp trên 50 lần. Có đến 70% số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy (luồng khói phụ) sẽ lan tỏa ra môi trường và gây ra bệnh cho người xung quanh (còn gọi là hút thuốc lá thụ động).

Vì những lý do trên, người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân ung thư nên tránh xa thuốc lá và cả khói thuốc để bảo vệ sức khỏe.

Hạn chế các chất kích thích

Các chất kích thích, trong đó có rượu bia có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

Theo TS. E. Jennifer Edelman từ Trường Y Yale (Mỹ): “Rượu bia ảnh hưởng tiêu cực lên khắp các bộ phận trong cơ thể, từ các tế bào miễn dịch tới việc tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng”.

Việc uống quá nhiều rượu có thể gây ức chế các tế bào bạch cầu, làm giảm đề kháng của cơ thể. Các chất kích thích khác cũng có ảnh hưởng tượng tự với các tế bào bạch cầu, làm suy giảm hệ miễn dịch vốn đã không được khỏe mạnh sau quá trình xạ trị.

Vì vậy, để có thể nhanh chóng phục hồi hệ miễn dịch, ngoài thuốc lá thì các chất kích thích như cà phê, rượu bia,… là những thứ mà bệnh nhân cần tránh xa.

tang-mien-dich-sau-hoa-tri-lieu-3

Chế độ ăn uống lành mạnh.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà còn giúp người bệnh tăng miễn dịch sau hóa trị liệu. Theo đó, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như protein, lipid, tinh bột, vitamin từ thịt, cá, rau củ, hoa quả,…. Đặc biệt bổ sung nhiều rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin sẽ giúp cơ thể chống oxy hóa tốt hơn, tăng sức đề kháng.

Một số thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch như: trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam, hoa quả như kiwi, táo, cam quýt, nho đỏ, hành tây, rau bina cải xoăn, khoai lang và cà rốt. Tỏi tươi và một số loại nấm cũng giúp chống lại các virus, vi khuẩn, tăng cường miễn dịch.

Luyện tập với chế độ phù hợp

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một buổi tập thể dục vừa phải cũng có thể tăng cường hiệu quả điều trị bệnh ở những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Mỗi khi luyện tập, hệ miễn dịch giải phóng ra một lượng Cytokine chống viêm, giúp cơ thể làm sạch “những kẻ tấn công”. Hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ vừa phải cũng có thể làm giúp các tế bào miễn dịch tái tạo thường xuyên, từ đó giúp tăng cường miễn dịch.

Một số bài tập thể dục cho bệnh nhân ung thư như: đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, chạy bộ,…

Một số lưu ý khi tập luyện với bệnh nhân ung thư:

  • Luyện tập ở môi trường thoáng mát, tránh các phòng tập bí bách
  • Xây dựng các bài tập với chế độ luyện tập tăng dần
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Khám sức khỏe định kỳ

Tâm lý tích cực

Tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh cũng như phục hồi miễn dịch sau quá trình xạ trị. Việc thường xuyên lo nghĩ và căng thẳng có thể dẫn đến việc suy giảm miễn dịch do tăng tiết tiết hormone cortisol. Ngược lại, với suy nghĩ tích cực sẵn sàng chiến thắng bệnh tật có thể giúp bệnh nhân sống khỏe hơn, tăng cường hệ miễn dịch, hiệu quả điều trị từ đó cũng được tăng lên.

Trên đây, BCC vừa giới  thiệu với bạn một số cách giúp tăng cường miễn dịch sau hóa trị liệu với bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để có được chế độ sinh hoạt phù hợp nhất.

Để được Dược sĩ tư vấn về liệu pháp miễn dịch trong ung thư, vui lòng gọi điện đến Hotline 0936.057.556  hoặc truy cập website Bccpharma.com.vn

Bài viết liên quan

Thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú

11 loại thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh ác tính có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của hàng...
Hệ miễn dịch đường ruột

Tại sao hệ miễn dịch đường ruột lại quan trọng đối với sức khỏe như vậy

Hệ miễn dịch đường ruột là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tổng thể của cơ thể....
Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ung thư gan

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ung thư gan

Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất....