Các lựa chọn điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi giai đoạn cuối là tình trạng nghiêm trọng khi bệnh đã lan rộng ra ngoài phổi và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ở giai đoạn này, mục tiêu điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các lựa chọn điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối và những điều cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các lựa chọn điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối

1. Ung thư phổi giai đoạn cuối 

Ung thư phổi là các tế bào ác tính phát triển trong mô phổi tạo thành khối u. Các giai đoạn ung thư phổi sẽ kéo dài từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn tiến triển nhất của ung thư phổi. 

Ở những giai đoạn đầu, ung thư phổi thường bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp nên thường khó phát hiện. Khi có những triệu chứng điển hình thì ung thư phổi đã ở các giai đoạn sau. 

Có hai loại ung thư phổi chính đó là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 10-15% trong tổng số các trường hợp ung thư phổi  ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm khoảng 80-85% các trường hợp ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) có xu hướng lan rộng nhanh hơn từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể, đó đây là loại nguy hiểm hơn. 

Ung thư phổi là một căn bệnh ác tính và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tăng cường điều trị và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. 

Đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, mục tiêu điều trị sẽ là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối là: Hóa trị, Xạ trị, Liệu pháp miễn dịch, 

2. Dấu hiệu khi ung thư phổi ở giai đoạn cuối

Ở giai đoạn ung thư phổi cuối, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng điển hình mà những người mắc ung thư phổi ở những người ở giai đoạn sớm hơn chưa gặp phải. Đồng thời cũng xuất hiện các triệu chứng ở  ở các bộ phận khác của cơ thể – nơi ung thư di căn.

Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Cơn ho dữ dội, dai dẳng
  • Giọng khàn
  • Đau tức ngực
  • Ho ra máu
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Giảm cân không mong muốn
  • Hụt hơi
  • Thở khò khè 
  • Mệt mỏi hoặc yếu đuối
  • Nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính (kéo dài hoặc tái phát) như viêm phế quản và viêm phổi

Vì ung thư phổi giai đoạn cuối có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể nên các triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải như:

  • Đau xương, chẳng hạn như ở lưng hoặc hông
  • Vàng da và mắt, nếu ung thư đã di căn đến gan
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc phía trên xương đòn
  • Đau đầu, yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân, chóng mặt, mất thăng bằng, co giật và các thay đổi khác ở hệ thần kinh nếu ung thư đã di căn đến não

Ung thư phổi cũng có thể gây ra các hội chứng khi nó lan rộng. Ví dụ, ung thư lan đến các dây thần kinh ở mặt có thể dẫn đến hội chứng Horner, gây sụp mí mắt. Các tình trạng khác có thể xảy ra bao gồm hội chứng tĩnh mạch chủ trên (khối u ung thư phát triển ở phổi trên bên phải) và hội chứng cận ung thư (một nhóm các hội chứng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan mà tế bào ung thư phổi chưa lan đến).

Dấu hiệu khi ung thư phổi ở giai đoạn cuối

3. Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối

Hầu hết các trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng giúp bệnh nhân giảm đau đớn, giảm triệu chứng giúp kéo dài sự sống để bệnh nhân sống thoải mái hơn trong khoảng thời gian còn lại. Kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ lan rộng của khối u và những vùng nào của cơ thể đang bị ảnh hưởng.

Điều trị ung thư phổi  không phải tế bào nhỏ  giai đoạn cuối: Phương pháp điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch , liệu pháp quang động và liệu pháp laser.

  • Giai đoạn 4A: Nếu ung thư đã di căn đến một vị trí khác, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật và xạ trị ở vị trí thứ phát trước khi điều trị ung thư ở phổi.
  • Giai đoạn 4B: Nếu ung thư lan rộng hơn, việc điều trị của bạn có thể bắt đầu bằng xét nghiệm di truyền. Các khối u có kết quả xét nghiệm dương tính với một số đột biến gen nhất định có thể được điều trị bằng liệu pháp nhắm mục tiêu (điều trị sử dụng thuốc để nhắm vào các phân tử cụ thể).
  • Nếu bệnh nhân có mức protein PD-L1 cao, có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch. Thuốc miễn dịch thúc đẩy phản ứng miễn dịch với các tế bào ung thư phổi thông qua protein PD-L1 trong các khối u. 

Liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch có thể được áp dụng đồng thời với liệu pháp hóa trị trong điều trị ung thư phổi. 

Đối với điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối (SCLC): thường không sử dụng được liệu pháp xạ trị và phẫu thuật vì chúng thường không mang lại hiệu quả. Phương pháp hóa trị và liệu pháp miễn dịch có thể cải thiện các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối. 

Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối

Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ

Với ung thư phổi giai đoạn 4, ung thư có thể tái phát ngay cả sau một thời gian thuyên giảm (các triệu chứng ung thư biến mất). Chăm sóc giảm nhẹ là một loại điều trị tập trung vào việc kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ không phải là chữa khỏi ung thư mà là giảm bớt tác dụng phụ không mong muốn do điều trị ung thư  gây ra. 

Phương pháp này hỗ trợ nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng, giảm đau đơn hoặc khó chịu cho bệnh nhân. Cách thức chăm sóc giảm nhẹ khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh ung thư lên cơ thể bệnh nhân. 

  • Đau: Sử dụng thuốc giảm đau như opioid và thuốc giảm đau không opioid, cũng như các phương pháp không dùng thuốc như liệu pháp vật lý.
  • Khó thở: Điều trị bằng thuốc, hỗ trợ oxy, và các kỹ thuật hít thở. Thỉnh thoảng, có thể cần can thiệp như chọc hút dịch pleural nếu có dịch tích tụ.
  • Ho: Sử dụng thuốc giảm ho hoặc điều trị nguyên nhân gây ho.
  • Mệt mỏi: Điều trị nguyên nhân cơ bản nếu có thể, và hỗ trợ bằng cách cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi.
  • Buồn nôn và nôn: Quản lý bằng thuốc chống nôn và thay đổi chế độ ăn uống.

Một điều quan trọng hơn cả chính là sức khỏe tinh thần của bệnh nhân ung thư. Việc mắc phải căn bệnh ung thư thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Do đó, các liệu pháp hỗ trợ về mặt tinh thần cho bệnh nhân cũng được quan tâm rất lớn. 

  • Cung cấp sự hỗ trợ về mặt tâm lý cho bệnh nhân để giúp họ đối phó với lo âu, trầm cảm, và cảm giác đau khổ. Các liệu pháp như liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) có thể giúp bệnh nhân thay đổi cách nghĩ tiêu cực và phát triển các kỹ năng đối phó.
  • Giúp các thành viên trong gia đình hiểu về bệnh, cách chăm sóc và hỗ trợ người bệnh.
  • Tạo ra một môi trường thoải mái và thân thiện để bệnh nhân cảm thấy được tôn trọng và chăm sóc tốt.

Do vậy không chỉ hỗ giảm làm giảm đau đớn về mặt thể xác, các bệnh nhân ung thư cần được chăm sóc về mặt tinh thần. Một hệ thống hỗ trợ vững chắc là rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị. Vì lý do này, các bác sĩ thể bổ sung hỗ trợ về mặt tinh thần và tư vấn vào quá trình chăm sóc giảm nhẹ của bệnh

Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ điều trị ung thư phổi

4. Tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

Tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, vị trí di căn, loại ung thư phổi, khả năng đáp ứng với các liệu pháp điều trị, đột biến gen,…

Tỷ lệ sống 1 năm: Theo các nghiên cứu, tỷ lệ sống 1 năm đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV thường dao động từ 10% đến 20%, tùy thuộc vào các yếu tố cụ thể nêu trên.

Tỷ lệ sống 5 năm: Tỷ lệ sống 5 năm cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV thường rất thấp, khoảng 1% đến 5%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể cao hơn nếu bệnh nhân phản ứng tốt với các phương pháp điều trị mới và có chất lượng cuộc sống tốt.

Xem thêm: Liệu pháp miễn dịch – Giải pháp mới giúp điều trị ung thư phổi hiệu quả

5. Kết luận

Những năm gần đây, sự phát triển trong các phương pháp điều trị mới như liệu pháp nhắm trúng đích và liệu pháp miễn dịch đã giúp cải thiện tiên lượng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Những phương pháp điều trị mới này có thể làm kéo dài thời gian sống và cải thiện tình trạng của bệnh nhân hiệu quả.

 

 

 

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...