6 cách giúp mẹ tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh mùa dịch Covid

Tăng sức đề kháng cho bé trong mùa là việc làm rất quan trọng. Đặc biệt bây giờ đồng thời cũng đang là thời điểm không khí lạnh liên tục tăng cường với các đợt rét đậm, rét hạ khiến các bé hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm virus. Vậy đâu là cách giúp mẹ tăng cường sức đề kháng cho con hiệu quả. Bài viết sẽ chia sẻ các mẹ kiến thức quan trọng này!

1. Vai trò quan trọng tăng sức đề kháng cho bé trong mùa dịch

Các mẹ đều biết trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 6 tháng – 4 tuổi rất hay bị ốm. Nguyên nhân là trong giai đoạn này hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, con rất non yếu. Hệ thống miễn dịch chưa có kinh nghiệm “chống trả” với mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài đồng thời cũng chưa đủ mạnh để chiến đấu lại. Dù vậy, nếu cha mẹ biết cách tăng cường sức đề kháng cho con thì nỗi lo bé hay ốm, phát triển không tốt trong giai đoạn này cũng không còn khiến mẹ bận tâm nữa.

Chúng ta đều biết thực trạng môi trường sống của các bé hiện nay đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh. Vào mùa đông, thời tiết có thể xuống đến dưới 10 độ với các luồng không khí lạnh, các bé sẽ mắc một số bệnh về đường hô hấp như: ho hen, sổ mũi,đau họng, cảm lạnh, sốt. Nguyên nhân đến từ các tác nhân gây bệnh có thể là do siêu vi khuẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng…Khi gặp thể trạng của bé có sức để kháng yếu, các vi khuẩn này như “cá gặp nước” sẽ hoành hành, phát triển trong cơ thể bé khiến bé dễ bị gục ngã trước những trận ốm.

tại sao cần tăng sức đề kháng cho trẻTừ 6 tháng – 4 tuổi là giai đoạn bé rất cần tăng cường sức đề kháng

Dưới đây BCC Pharma sẽ chia sẻ đến các mẹ tip 6 cách giúp tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả.

2. 6 cách tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả

2.1 Luôn hướng dẫn và nhắc bé rửa tay sạch sẽ.

Vì sao rửa tay sạch sẽ thường xuyên cho bé lại quan trọng đến vậy? Thực tế các mẹ đều biết đây là phương pháp bảo vệ bé từ bên ngoài không có khả năng tăng sức đề kháng từ bên trong đúng không nào. Tuy nhiên, đây lại là việc làm quan trọng nhất, còn cần thiết hơn cả việc mẹ nghiên cứu tăng sức đề kháng cho bé từ bên trong thế nào. Theo nhiều thống kê về y tế hầu hết đều đưa ra kết luận: Trên tay của bé có chứa hàng triệu vi sinh vật gây hại bao gồm rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm đáng sợ như tiêu chảy cấp,thương hàn, tay chân miệng, cúm, tả, lỵ…Vậy nên mới nói rửa tay sạch sẽ có thể cứu sống được rất nhiều người, tác dụng lớn mà không quá tốn kém chi phí. Rửa tay cho bé mẹ có thể giảm nhiễm tiêu chảy đến 47%, các bệnh về đường hô hấp cũng giảm đáng kể 19 – 45%. Do đó mẹ hãy rèn luyện thói quen rửa tay cho bé nhất là trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh nhé.

2.2 Mẹ cho bé ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng

Đây là lời khuyên các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ luôn nhắc đến giúp mẹ tăng sức đề kháng cho con mình. Thực tế nếu mẹ biết cách cho con ăn uống khoa học đủ dưỡng chất, mẹ sẽ chẳng bao giờ phải lo cần bổ sung vitamin gì hay cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc gì cả.

Cà rốt, dâu tây,  đậu xanh, cam… là những thực phẩm chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé như vitamin C và caroten. Điều kỳ diệu ở các dưỡng chất này là chúng sẽ kích thích cơ thể của bé tạo ra nhiều tế bào bạch cầu và interferon. Đây là những kháng thể có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Đó chính là lý do vì sao tất cả các chuyên gia đều nhắc các mẹ bổ sung đậu xanh, cam, để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Xem thêm: Những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ

2.3 Mẹ rèn luyện thói quen tập thể dục, vận động nhiều cho bé

Các bé thường dành rất nhiều thời gian vào việc xem youtube, xem tivi, thậm chí là chơi game trên điện thoại…mà rất ít vận động. Cơ thể của các bé sinh ra là để vận động nên nếu kéo dài tình trạng này không tốt cho sức đề kháng của bé chút nào. Nếu mẹ rèn luyện cho các bé được thói quen tập thể dục và vận động thường xuyên cơ thể sản xuất một chất chống viêm tự nhiên. Bên cạnh đó, hoạt động này còn có những công dụng đáng kể sau:

  • Tiêu diệt vi khuẩn trong đường hô hấp, giảm nguy cơ nhiễm lạnh và cúm.
  • Hỗ trợ tế bào bạch cầu lưu thông nhanh hơn để phát hiện và chống bệnh tốt hơn.
  • Ngăn chặn ngay lập tức sự phát triển của vi khuẩn gây hại
  • Tập thể dục thường xuyên còn bé giải tỏa căng thẳng, bé sẽ thấy năng động, yêu đời hơn.

Vậy nên các mẹ nhớ nhé: Mẹ hãy cùng bé vận động khoảng 30 phút mỗi lần, 5 lần/tuần chắc chắn sức khỏe của bé và của cả mẹ sẽ khỏe mạnh hơn rõ rệt.

làm gì để tăng sức đề kháng cho béMẹ rèn luyện thói quen tập thể dục, vận động nhiều cho bé

2.4 Mẹ hãy dạy bé nên uống nhiều nước

Khi cơ thể bé thiếu nước, cơ thể bị mất cân bằng chất, hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn hẳn nên nguy cơ nhiễm lạnh lớn. Vì vậy mẹ hãy nhắc bé uống nước thường xuyên nhé. Nước giúp oxy hóa máu dễ dàng hơn trong cơ thể nhờ đó các tế bào sẽ hoạt động tích cực hơn. Khi các tế bào khỏe mạnh đủ lượng oxy sẽ giúp cơ thể có được khả năng miễn dịch vượt trội chiến thắng vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.

Hơn nữa, còn một lợi ích đáng kể là nếu bé đảm bảo uống đủ nước cần thiết còn giúp thận đào thải sạch các độc tố nhờ việc bài tiết nước tiểu, não cũng được tăng cường trao đổi chất, lưu thông dịch não tủy.tăng sức đề kháng cho bé như thế nào

Mẹ tăng sức đề kháng cho bé bằng cách dạy bé uổng đủ nước

Xem thêm: Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?

2.5 Cho bé ngủ đủ giấc, đều đặn, khoa học

Thời gian bé ngủ là lúc mà cơ thể nghỉ ngơi và tự hồi phục. Một khi bé thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, các tế bào xung kích tự nhiên có nhiệm vụ tấn công vi khuẩn và tế bào ung thư cũng sẽ giảm dần đi. Do đó mẹ nên đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của bé

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Cho bé ngủ đúng giờ, đều đặn theo đúng thời khóa biểu ngay cả khi đó là ngày cuối tuần
  • Duy trì một thời gian biểu đi ngủ – thức dậy đều đặn mỗi ngày, ngay cả những ngày cuối tuần
  • Trước khi đi ngủ có thể tắm nước ấm và đừng quên đọc chuyện, hát ru hay trò chuyện với bé
  • Hạn chế để bé chơi smartphone hay dùng quá nhiều đồ điện tử trước ngủ
  • Nơi ngủ của bé cần sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.

2.6 Không để bé tiếp xúc với khói bụi, không khí lạnh

Nguy hiểm nhất là thuốc lá. Khói thuốc chứa hơn 4.000 độc tố gây kích ứng hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể. Hệ miễn dịch của bé sẽ suy nhiều nhanh hơn so với người lớn khi tiếp xúc với thuốc lá.

Hậu quả của những bé phải tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên là có nguy cơ bị đột tử viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn. Khói thuốc cũng làm giảm trí thông minh và sự phát triển thần kinh của trẻ. Cha mẹ hãy tìm mọi cách để khói thuốc không bao giờ có cơ hội xuất hiện trong môi trường của bé. Nhờ vậy sức đề kháng của bé mới có môi trường để phát triển và bảo vệ bé luôn khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...