Dấu hiệu và cách điều trị viêm đại tràng xung huyết

Viêm đại tràng xung huyết thường gặp ở những người mắc viêm đại tràng mãn tính. Bệnh có thể dẫn tới biến chứng chảy máu đại tràng, thủng đại tràng, thậm chí là ung thư nếu như không được phát hiện và điều trị từ sớm.

Vậy viêm đại tràng xung huyết là gì? Dấu hiệu và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây.

1. Viêm xung huyết đại tràng là gì?

Xung huyết là thuật ngữ đề cập đến hiện tượng lưu lượng máu tăng lên đột ngột ở một số mạch máu dẫn đến phản sưng viêm và phù nề. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, dạ dày, đường ruột,… Trong đó, viêm đại tràng xung huyết là bệnh lý tương đối phổ biến.

Xung huyết đại tràng là hiện tượng các mạch máu trong niêm mạc đại tràng bị giãn nở quá mức do ứ máu nhiều, từ đó hình thành lên các nốt hồng ban đỏ, nhưng chưa bị chảy máu hay có vết loét. Bệnh thường gặp ở những người bị viêm đại tràng mãn tính.

viêm đại tràng xung huyết gây nhiều biến chứng nặng nềViêm đại tràng xung huyết có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nặng nề

Viêm đại tràng xung huyết được chia làm 2 dạng cụ thể như sau:

  • Dạng thứ 1: Do bị phình đại tràng bẩm sinh (các hạch thần kinh làm đại tràng bị phù).
  • Dạng thứ 2: Do các vi khuẩn xâm nhập vào lòng đại tràng gây phù nề, sưng đỏ.

Tương tự như các bệnh viêm đại tràng khác, viêm đại tràng xung huyết cũng có thể tiến triển cấp hoặc mãn tính. Ngoài những triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đại tiện, viêm đại tràng xung huyết có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám – điều trị kịp thời.

Xem thêm: Viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau nhanh?

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng xung huyết

Viêm đại tràng xung huyết có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Thói quen ăn uống không vệ sinh: Các thói quen ăn uống như ăn sống, tái, dùng nước uống chưa được đun sôi, không rửa sạch tay trước khi ăn,… đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các vi khuẩn gây hại cho dạ dày như Clostridium difficile, Shigella, Salmonella, E. coli,… Độc tố từ các hại khuẩn này kích thích mạch máu ở đại tràng giãn rộng và kết quả là xuất hiện hiện tượng xung huyết.
  • Nhiễm độc tố, hóa chất: Trong một số trường hợp, viêm đại tràng xung huyết có thể xảy ra do nhiễm độc hóa chất và độc tố có trong nước uống, thực phẩm. Tương tự như độc tố từ vi khuẩn, độc tố từ các loại thực phẩm và nước uống có thể gây giãn mạch dẫn đến tăng lưu lượng máu và sưng viêm, phù nề.
  • Lạm dụng kháng sinh chữa bệnh: kháng sinh có thể tiêu diệt hại khuẩn trong đường ruột, nhưng đồng thời cũng sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn. Vì thế, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, lớp lông nhung bị trơ trọi, bề mặt niêm mạc đại tràng mất đi yếu tố bảo vệ sẽ ngày càng bị viêm và xung huyết nặng hơn.
  • Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ: Những loại thức ăn này thường kích thích đường ruột bài tiết dịch mật nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Nhưng một khi lượng dịch mật sản xuất quá nhiều, axit có trong dịch mật này sẽ làm tổn hại đại tràng, có nguy cơ gây xuất huyết đại tràng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Một số yếu tố, nguyên nhân khác: Ngoài ra, nguy cơ bị viêm đại tràng xung huyết còn có thể tăng lên khi có những yếu tố như hóa xạ trị điều trị ung thư, sử dụng kháng sinh dài hạn (làm tăng chủng hại khuẩn trong đường ruột), hệ miễn dịch suy giảm, tuổi tác cao, sử dụng rượu bia và hút thuốc lá trong thời gian dài.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng xung huyết

Tương tự như các bệnh viêm đại tràng khác, viêm đại tràng xung huyết đặc trưng bởi tình trạng rối loạn tiêu hóa và rối loạn đại tiện. Người bệnh viêm đại tràng xung huyết thường có các triệu chứng như sau:

  • Đau bụng: Cơn đau lúc âm ỉ, lúc đau quặn từng cơn chạy dọc theo khung đại tràng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài phân rắt nát thất thường
  • Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn
  • Cơ thể suy nhược, gầy yếu
  • Thường xuyên cảm thấy buồn đại tiện nhưng không đi được – ngay cả khi mót rặn, tần suất đi tiêu tăng dẫn đến mất nước, cơ thể mệt mỏi và uể oải

viêm đại tràng xung huyết gây nhiều cơn đau dữ dộiViêm đại tràng xung huyết cũng có khi xuất hiện cơn đau dữ dội

Nếu thấy dấu hiệu đi ngoài phân nhầy máu trên 4 lần/ngày, kèm theo đó là triệu chứng cơ thể mệt mỏi, sốt,…cần nhanh chóng tới trung tâm y tế để thăm khám cụ thể cũng như có biện pháp điều trị. Vì tình trạng xung huyết nghiêm trọng gây chảy máu nhiều sẽ làm nguy hại đến tính mạng.

4. Điều trị viêm đại tràng xung huyết như thế nào?

Các phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng xung huyết:

4.1 Điều trị bằng thuốc

Viêm đại tràng xung huyết hiện nay chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, mục tiêu của việc điều trị bằng thuốc là giúp giảm bớt triệu chứng và ổn định tình hình, ngăn ngừa bệnh tái diễn trầm trọng hơn. Tùy thuộc vào từng dạng xung huyết mà các bác sĩ chuyên khoa sử dụng thuốc khác nhau để áp dụng chữa bệnh. Một số loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh đường ruột như Flagentyl, Biceptol, Flagyl, …và thuốc điều hòa nhu động ruột như Dobridat, Visceralgin, Rekalat…

thuuocs flagentyl được chỉ định trong điều trị viêm đại tràng xung huyếtThuốc Flagentyl được chỉ định trong điều trị viêm đại tràng xung huyết

4.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Trong trường hợp điều trị bảo tồn không có tác dụng, viêm đại tràng xảy ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ phần đại tràng bị xung huyết. Khi ấy tình trạng xung huyết niêm mạc đại tràng sẽ hết, tuy nhiên chức năng của đại tràng có thể bị suy giảm phần nào do mất đi một đoạn ruột già.

Lưu ý: Để điều trị viêm đại tràng xung huyết hiệu quả, người bệnh cần xem xét kĩ tình trạng, giai đoạn của bệnh cũng như cơ địa của từng bệnh nhân để từ đó kiểm soát và ngăn chặn bệnh lan rộng. Nếu các vết loét quá sâu dẫn tới chảy máu nhiều viêm đại tràng xung huyết có thể biến chứng thành ung thư. Do đó, người bệnh cần phải có biện pháp điều trị tích cực ngay khi mới phát hiện bệnh để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Bên cạnh điều trị người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cần bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu. Bên cạnh đó, tránh chất kích thích niêm mạc đại tràng như dầu mỡ, rau sống,… Không nên uống nhiều rượu bia, ăn những thực phẩm cay nóng, không nên hút thuốc và sinh hoạt lành mạnh. Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau quả và trái cây để bổ sung chất xơ. Uống nhiều nước mỗi ngày (1,5 – 2 lít nước/ngày) để hỗ trợ tiêu hóa giúp hoạt động trơn tru hơn.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng xung huyết một cách an toàn, bạn có thể sử dụng men vi sinh BaciPlus để bổ sung lợi khuẩn khi phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Sản phẩm chứa 6 tỷ bào tử lợi khuẩn với 2 chủng Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii, nhờ đó giúp nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh vật cho đại tràng, đồng thời giảm nhanh triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng.

Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về BaciPlus, bạn có thể truy cập tại: https://baciplus.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 086.956.2628 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.

Lời kết:

Như vậy, bài viết đã giải đáp vấn đề về viêm đại tràng xung huyết là gì, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh. Hi vọng bạn đã có thêm các kiến thức hữu ích để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bài viết liên quan

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?

Viêm đại tràng thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đi ngoài nhiều lần, đau...
Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể nhờ hệ thống miễn dịch 

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể nhờ hệ thống miễn dịch 

Virus HPV (Human Papillomavirus) là một trong những loại virus phổ biến  có thể gây ra nhiều vấn đề sức...
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Bệnh viêm đại tràng là một trong những tình trạng phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nhận...