Viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau nhanh?

Các triệu chứng viêm đại tràng thường gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Do đó, việc sử dụng thuốc được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm nhanh những cơn đau này.

Vậy viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau nhanh? Cùng tìm hiểu ngay các loại thuốc này trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng là gì?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau, bạn cần phải hiểu rõ về căn bệnh này. Đại tràng hay còn gọi là ruột già. Bộ phận này nằm ở phần cuối của ống tiêu hóa, có chức năng hấp thụ lại nước từ thức ăn, đồng thời các vi khuẩn tại đây giúp phân hũy bã thức ăn thành phân. Sau đó, đại tràng tiếp tục co bóp và bài tiết phân ra ngoài.

viêm đại tràng uống thuốc gì để nhanh hết đauViêm đại tràng đặc trưng bởi những cơn đau

Đại tràng rất dễ bị viêm, vì nơi đây tập trung nhiều vi khuẩn. Đại tràng bị viêm có thể hiểu là lớp niêm mạc trong đại tràng bị tổn thương, có các vết loét khiến chức năng đại tràng bị rối loạn.

Bệnh viêm đại tràng thường có các biểu hiện như: đau quặn bụng dưới hoặc dọc theo khung đại tràng, đầy hơi, chướng bụng. Kèm theo đó là tình trạng rối loạn đại tiện, có thể bị tiêu chảy xen lẫn táo bón, trong phân có dịch nhầy hoặc máu, người mệt mỏi, chán ăn, thể trạng kém.

Bệnh rất dễ tái phát, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiến triển thành mạn tính. Giai đoạn nặng có thể gây viêm loét dạ dày, thủng ruột, chảy máu đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng. Vì vậy, khi thấy hệ tiêu hóa có những biểu hiện và triệu chứng bất thường, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Xem thêm: Viêm đại tràng thường đau ở đâu?

2. Viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau?

Viêm đại tràng có thể gây ra các cơn đau và nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, không ngạc nhiên khi người bệnh thường tìm hiểu xem “viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau”. Tùy thuộc vào trường hợp và triệu chứng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc viêm đại tràng phù hợp.

Dưới đây là những nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau và điều trị triệu chứng bệnh viêm đại tràng:

2.1. Thuốc cầm tiêu chảy

Khi người bệnh có triệu chứng tiêu chảy liên tục, bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc nhằm làm chậm nhu động ruột, tạo màng bọc lớp niêm mạc ruột để cầm tiêu chảy. Một số loại thuốc cầm tiêu chảy và giảm đau bụng phổ biến người bệnh có thể được chỉ định gồm:

  • Thuốc Actapulgite sử dụng 2-3 gói mỗi ngày.
  • Thuốc Smecta, uống 2-3 gói/ngày.
  • Thuốc Loperamide loại 2mg/viên, nên thử liều từ 1-2 viên/ngày, sau đó điều chỉnh theo triệu chứng lâm sàng.
  • Diarsed: thuốc được bào chế dạng viên bao đường. Trong trường hợp tiêu chảy cấp, sử dụng 2 viên/lần trong lần uống đầu tiên. Trong trường hợp tiêu chảy mãn tính thì uống từ 1-2 viên/ngày.

viêm đại tràng uống thuốc gì hiệu quả nhấtThuốc cầm tiêu chảy Actapulgite

2.2. Thuốc điều trị táo bón

Táo bón là triệu chứng hay gặp ở người viêm đại tràng. Biểu hiện táo bón là khi đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, phân khô cứng, đi đại tiện khó khăn và có thể gây chảy máu hậu môn. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhuận tràng và giúp làm mềm phân như:

  • Thuốc Folax loại 10g/gói, liều lượng uống 1-2 gói/ngày.
  • Thuốc Sorbitol loại 5g/gói, liều lượng sử dụng 1-3 gói/ngày.
  • Thuốc Duphalac loại 10g/gói, sử dụng với liều lượng 1-3 gói/ngày.
  • Thuốc Laxan: Thuốc được bào chế dạng viên nén, sử dụng từ 1 – 2 viên/ngày cho người trưởng thành.
  • Thuốc Normacol: thuốc được bào chế dưới dạng cốm bao đường, dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
  • Thuốc Macrogol: được bào chế ở dạng dung dịch, thành phần tương tự như thuốc Forlax. Người bệnh uống theo chỉ định của bác sĩ.

viêm đại tràng thuốc thuốc gì không để lại tác dụng phụThuốc điều trị táo bón Forlax 10g

2.3. Thuốc chống viêm

Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường ruột, kháng viêm, chống nhiễm trùng. Một số loại thuốc mà người bệnh có thể được chỉ định:

  • Thuốc Metronidazol: bào chế dạng viên nén 250mg,  liều dùng 4 viên/ ngày.
  • Thuốc Ciprofloxacin 500mg: một dạng kháng sinh nhóm quinolon, có thể bào chế dạng viên hoặc dung dịch, liều dùng  4 viên/ngày.
  • Thuốc Biseptol 480mg: Liều dùng 2 viên/ ngày.
  • Các thuốc khác như: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa…), Balsalazide (Colazal), Olsalazine (Dipentum).

Lưu ý: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng tối đa từ 5-7 ngày để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.

2.4. Thuốc giảm đau viêm đại tràng và chống co thắt

Khi người bệnh thường xuyên gặp các cơn đau bụng và co thắt đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giúp giảm đau. Tùy thuộc vào mức độ đau của người bệnh mà có liều lượng như:

  • Thuốc Phloroglucinol (Spasfon) loại 80mg/viên, sử dụng 4 viên/ngày. Liều sử dụng dạng viên đặt dưới lưỡi là 2 viên/ngày. Ngoài ra, thuốc dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch có hàm lượng 40mg, liều sử dụng từ 1-3 ống/ngày.
  • Thuốc Trimebutin (Debridat) loại 100mg/viên, liều lượng từ 1-6 viên/ngày.
  • Thuốc Mebeverin (Duspatalin) loại 100mg/viên, uống 2-4 viên/ngày.

Các loại thuốc này có công dụng giảm đau, chống co thắt đồng thời có tác dụng giúp người viêm đại tràng giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi, rối loạn nhu động ruột…

2.5. Thuốc Corticoid

Nhóm thuốc này cũng có tác dụng kháng viêm và giảm triệu chứng bệnh. Một số thuốc thường được chỉ định như: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason… Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: loãng xương, giòn xương, tăng cân…

2.6. Hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng bằng lợi khuẩn

Lợi khuẩn rất quan trọng với sức khỏe đường ruột. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột ở tỉ lệ vàng: 80% lợi khuẩn – 20% hại khuẩn. Từ đó, lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tăng cảm giác ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Tuy nhiên, để những vết viêm loét đại tràng được chữa lành, đại tràng cần đến những bào tử lợi khuẩn Bacillus. Bởi chủng lợi khuẩn này có khả năng tạo màng nhầy biofilm giúp bao phủ các vết loét trên niêm mạc đại tràng. Qua thời gian, lớp màng nhầy này sẽ “xoa dịu” vết thương, hỗ trợ làm lành các ổ viêm nhiễm, đồng thời ngăn cản sự xâm nhập của hại khuẩn.

baciplus giải pháp an toàn hiệu quả cho người mắc bệnh viêm đại tràngBaciPlus – Giải pháp cho người viêm đại tràng

Ngoài ra, những bào tử lợi khuẩn Bacillus còn kích thích các tế bào dưới niêm mạc sản sinh kháng thể IgA. Đây là một loại kháng thể có nhiều trong máu và dịch tiết nhầy ở ruột. Kháng thể này giúp nhận diện các kháng nguyên lạ có nguy cơ gây hại cho cơ thể và tiêu diệt chúng.

Do đó, bênh cạnh việc sử dụng các nhóm thuốc tây ở trên, người bệnh có thể tham khảo sử sụng sản phẩm lợi khuẩn BaciPlus để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng.

3. Những lưu ý khi uống thuốc viêm đại tràng

Sau khi đã biết viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau thì người bệnh cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả:

Không tự ý uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi tình trạng tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, dị ứng thuốc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Có những trường hợp người bệnh không còn loại thuốc nào có thể đáp ứng phác đồ điều trị.

Trong quá trình sử dụng thuốc phải dùng đủ liều, đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc hoặc giảm liều lượng đột ngột khi thấy bệnh đã thuyên giảm. Bởi lúc này các hại khuẩn  khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn và dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, thậm chí khiến bệnh nặng hơn,…

Người bệnh không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, nổi mẩn ngứa, viêm dạ dày, sốc phản vệ,…

Không sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác. Trên thực tế, nhiều người bệnh có thói quen sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của người khác khi thấy có triệu chứng tương tự. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi việc sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và khiến bệnh viêm đại tràng nặng hơn.

Sử dụng thuốc đúng đối tượng: Có nhiều loại thuốc viêm đại tràng không được chỉ định cho phụ nữ có thai, cho con bú, người bị suy thận, suy gan. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc với liều dùng khác nhau.

Lời kết:

Như vậy, bài viết đã giải đáp vấn đề “viêm đại tràng uống thuốc gì để giảm đau”. Khi nhận thấy hệ tiêu hóa có triệu chứng bất thường, bạn nên tới bệnh viên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Và đừng quên sử dụng lợi khuẩn BaciPlus theo hướng dẫn để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng bệnh viêm đại tràng một cách hiệu quả.  Nếu còn thắc mắc gì về bệnh hoặc sản phẩm, bạn vui lòng xem thêm tại https://baciplus.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 086.956.2628 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7. Chúc bạn sớm khỏe!

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...