Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đặc biệt liên quan đến quá trình điều trị bệnh có sử dụng kháng sinh của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân vì sao lại xuất hiện bệnh, và liệu bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không, chúng ta cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

1. Uống kháng sinh gây viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile. Khuẩn C.difficile tiết độc tố mạnh khiến ruột bị kích ứng từ đó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc. Độc tố của C.difficile tác động vào niêm mạc đại tràng,gây ra tình trạng viêm và tăng bài tiết, tạo thành giả mạc màu trắng. Giả mạc này mềm, dễ bong và sẽ để lại viêm, loét và gây chảy máu niêm mạc sau khi bong. Vì vậy, sau khi dùng kháng sinh hoặc đã ngừng dùng kháng sinh mà thấy đi ngoài ra máu, người bệnh nên nghĩ đến tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.nguyên nhân gây viêm đại tràng giả mạc

Viêm đai tràng giả mạc do uống kháng sinh

Bệnh thường gặp ở người dùng kháng sinh liều cao hoặc dài ngày dẫn đến loạn khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Theo thống kê, những người sử dụng các nhóm kháng sinh sau thường mắc bệnh:

  • Nhóm kháng sinh Beta-lactamin.
  • Kháng sinh thế hệ 3 thuộc phân nhóm Cephalosporin.
  • Ampicillin và Amoxicillin thuộc phân nhóm penicillin.
  • Clindamycin, dalacin C trong nhóm Lincosamide.
  • Nhóm erythromycin (macrolid), ciprofloxacin (fluoroquinolon), tetracyclin… có thể gây nên tác dụng phụ viêm đại tràng.

Ngoài kháng sinh thì các yếu tố nguy cơ cũng có khả năng gây bệnh như: người có hệ thống miễn dịch suy yếu, các bệnh thường gặp ở nhóm người trên 65 tuổi, người đang mắc một số bệnh như: ung thư đại trực tràng, viêm ruột hoặc trải qua phẫu thuật đường ruột,…

2. Triệu chứng bệnh viêm đại tràng giả mạc

Sau khi sử dụng kháng khoảng 5 – 10 ngày hoặc với khoảng từ 1 ngày đến vài tuần sau khi ngừng sử dụng, nếu có dấu hiệu sau, người bệnh cần nghĩ đến viêm đại tràng giả mạc:

  • Biểu hiện nhẹ của viêm đại tràng giả mạc: Sốt nhẹ, tiêu chảy nhiều lần trong ngày (từ 5- 10 lần), phân có mùi khó chịu. Bệnh nhân có thể đau bụng nhẹ, có buồn nôn và nôn.
  • Viêm đại tràng C. difficile nặng có thể có biểu hiện: Sốt cao, tiêu chảy nặng hơn 10 lần mỗi ngày, phân có lẫn nhầy máu. Bệnh nhân thấy đau bụng dữ dội.

triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc biểu hiện nặng gây đau bụng dữ dội

Xem thêm: Cảnh báo viêm đại tràng xuất huyết gây biến chứng ung thư

3. Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Bị mắc viêm đại tràng giả mạc là điều không ai mong muốn. Mặc dù việc điều trị viêm đại tràng giả mạc thường thành công nhưng điều đó không có nghĩa bệnh không có biến chứng. Có nhiều trường hợp được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhưng vẫn xảy ra biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh như:

3.1 Mất nước:

Người bệnh bị tiêu chảy nặng có thể dẫn tới mất nước, mất điện giải nặng.

3.2 Suy thận:

Một số trường hợp có tình trạng mất nước diễn tiến nhanh khiến suy giảm chức năng thận.

3.3 Phình đại tràng nhiễm độc:

Nguyên nhân là đại tràng không có nhu động để đẩy phân và hơi xuống dưới, khiến chúng ứ lại và làm cho đại tràng dãn to (phình đại tràng). Nguy cơ vỡ đại tràng, gây nhiễm khuẩn khoang ổ bụng.

3.4 Thủng đại tràng:

Đây là hậu quả của tổn thương lan rộng của đại tràng hoặc của phình đại tràng nhiễm độc. Biến chứng này cũng hiếm gặp. Trong trường hợp bệnh nhân thủng đại tràng sẽ khiến vi khuẩn từ lòng đại tràng xâm nhập vào khoang ổ bụng và gây viêm phúc mạc.viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không

Hậu quả khôn lường từ viêm đại tràng giả mạc

3.5 Tử vong:

Bệnh nhân nhiễm khuẩn C. difficile ở mức độ nhẹ hay trung bình nhưng không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Xem thêm: Nên ăn gì khi viêm đại tràng để nhanh khỏi bệnh?

Kết luận:

Để phòng tránh viêm đại tràng giả mạc, các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đối với C. difficile (và phòng chống nhiễm khuẩn nói chung) cần được tuân thủ chặt chẽ. Các biện pháp bao gồm: Rửa tay bằng xà phòng, cách ly bệnh nhân, thực hiện tiệt khuẩn cẩn thận để tiêu diệt bào tử của C. difficile. Biện pháp quan trọng và quyết định nhất là không lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ được sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Mọi thông tin chi tiết, thắc mắc cần giải đáp vui long liên hệ tới số hotline 086.956.2628 hoặc nhắn tin trực tiếp tại đây để được hỗ trợ tư vấn 24/7.

Bài viết liên quan

ra mắt thương hiệu glucankid

BCC Pharma ra mắt thương hiệu GLUCANKID – Vì sức khỏe hàng triệu trẻ em Việt

Kính gửi quý khách hàng và đối tác, Với nền tảng khoa học – công nghệ và kinh nghiệm 23...
lịch nghỉ tết nguyên đán 2024

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024

Kính gửi: Quý khách hàng, đối tác và toàn thể CBNV của Công ty Cổ phần BCC Pharma. BCC Pharma...
glucankid thay diện mạo mới 2

Siro ăn ngon và tăng đề kháng GlucanKid thay diện mạo mới

Kính gửi quý khách hàng và đối tác Trong những năm qua, BCC Pharma luôn thực hiện tốt nhiệm vụ...