Viêm đại tràng amip nguy hiểm như thế nào?

Viêm đại tràng amip là tình trạng đại tràng bị amip xâm nhập và gây bệnh. Rất nhiều người chủ quan không điều trị kịp thời đã phải chịu những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm đại tràng amip nguy hiểm như thế nào?

1. Viêm đại tràng amip là gì?

Amip là một tế bào nhưng có khả năng di chuyển và định hướng nhờ chân giả (nguyên sinh động vật). Chỉ có một số ít amip sống kí sinh ở trong ruột già, còn lại phần lớn chúng sống tự do ngoài môi trường. Trong khoảng 6 – 7 loài amip sống ký sinh thì loài Entamoeba histolytica được coi tác nhân gây bệnh quan trọng.

viêm đại tràng amip là gìAmip gây nên bệnh viêm đại tràng

Có 2 dạng tồn tại của amip đó là:

  • Dạng hoạt động: Dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoặc dịch vị dạ dày
  • Dạng kén: là dạng được bọc bên ngoài bởi một lớp kén, có chứa 4 nhân bên trong. Sau này chúng sẽ phát triển thành 4 amip là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa.

Amip khi vào cơ thể sẽ gây các tổn thương ở ruột, gan, da, não, …Phần lớn người bị nhiễm amip đều không có triệu chứng. Do đó bệnh thường khó phát hiện nên có khả năng cao chuyển sang dạng mạn tính và kéo dài khiến việc điều trị gặp khá nhiều khó khăn.

Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng là gì? Phân biệt viêm đại tràng và viêm loét dạ dày

2. Dấu hiệu ở người mắc viêm đại tràng amip

Có 3 dấu hiệu chính ở người mắc viêm đại tràng amip. Ngay khi phát hiện mình có những dấu hiệu này, người bệnh cần đi khám ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Thứ nhất, người bệnh thấy đau bụng âm ỉ kéo dài cả ngày dọc theo vị trí đại tràng. Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau quặn bụng kèm theo cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài. Sau khi đại tiện xong thì người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, tình trạng này sẽ xảy ra nhiều lần trong ngày.
  • Thứ hai là bị rối loạn đại tiện. Người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, có khi đến hơn 10 lần mỗi ngày. Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi ngoài, đi xong có cảm giác vẫn chưa đi hết phân. Tình trạng nặng hơn thì có thể đi ngoài phân lẫn máu và chất nhầy.
  • Thứ ba tính chất phân thay đổi: Trong những ngày đầu phân thường lỏng, sệt, có ít nhầy, có ít máu. Về sau, phân chủ yếu là nhầy, máu; nhầy của phân lỵ amip trong như nhựa chuối, không lẫn máu, dính bô.

dấu hiệu bệnh viêm đại tràng amipĐau bụng âm ỉ kéo dài gây mệt mỏi cho người bệnh

3. Cơ chế gây viêm đại tràng của amip

Con đường nhiễm khuẩn amip vào cơ thể chủ yếu thông qua đường ăn uống, chẳng hạn như các loại rau sống được trồng ở môi trường không hợp vệ sinh hoặc sử dụng phân bắc (phân người) để bón cây. Sau khi kén khuẩn amip xâm nhập vào cơ thể, đi vào ruột non và bị phân hủy bởi lớp vỏ bên ngoài trở thành 4 amip hoạt động nhỏ. Các amip này di chuyển vào niêm mạc ruột gây ra viêm, tắc nghẽn hoặc di chuyển vào máu gây ra tình trạng áp xe các bộ phận như gan, thận, não,…

Khuẩn amip chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa, chúng di chuyển và sinh sống ở manh tràng vì đây là nơi có nhiều chất dinh dưỡng và có các vi khuẩn giúp chúng cộng sinh.

Với các amip nhỏ thường khó xâm nhập được vào trong thành ruột mà theo phân đẩy ra bên ngoài, đó là lý do mà khi kiểm tra và phân tích các mẫu phân có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh đại tràng là do amip.

Khuẩn amip chỉ xâm nhập và sinh sống được khi thành ruột có tổn thương, vết viêm ở trên niêm mạc. Chúng sinh sản, phát triển và tạo ra các men protein làm hoại tử niêm mạc ruột và gây ra tình trạng loét. Khi các ổ viêm lan rộng và liên kết với nhau tạo thành những tổn thương lớn hơn ở trên đại tràng, dần dần ăn sâu vào lớp cơ kết hợp với các loại vi khuẩn gây ra tình trạng áp xe hoặc thủng đại tràng, viêm phúc mạc.

4. Viêm đại tràng amip nguy hiểm như thế nào?

Sau khi người bệnh ăn phải kén Amip 2 – 6 tuần, kén sẽ nở ra thành các amip. Lúc này bệnh nhân bắt đầu phát bệnh, sẽ thấy đau bụng dưới, đau vùng hố chậu phải thường xuyên, tiêu chảy,… Về lâu dài sẽ có các biểu hiện như:

  • Vùng hố chậu phải bị đau dữ dội do trực tràng bị tổn thương
  • Có cảm giác mót rặn đi đại tiện nhưng khó đi hơn bình thường
  • Đau vùng bụng dưới và cơn đau lan rộng ra vùng lưng sau
  • Khi người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày (10 – 15 lần), mót rặn, muốn đi vệ sinh không dứt; phân lòng, đổi khi ra máu và nhớt nhầy thì bệnh ở giai đoạn toàn phát.

Viêm đại tràng cấp tính do amip nếu không được chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ tái nhiễm cao. Trường hợp ủ bệnh dài ngày có nguy cơ thành bệnh mãn tính, khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng.

Nếu người bị nhiễm amip không được phát hiện và điều trị kịp thời trong 4 – 6 tuần rất dễ bệnh tiến triển sang thể mãn tính. Khi đó, triệu chứng của bệnh gần như giảm nhẹ khiến người bệnh tưởng đã hết bệnh, trở thành giai đoạn phát triển âm thầm cho những đợt tái phát nguy hiểm tiếp sau đó.

Người bệnh bị nhiễm khuẩn amip trong 4 – 6 tuần không được điều trị rất dễ khiến bệnh tiến triển nặng sang thể mãn tính. Lúc này, triệu chứng của bệnh gần như giảm nhẹ khiến người bệnh lầm tưởng đã hết bệnh. Tuy nhiên, đây là giai đoạn phát triển âm thầm cho những đợt tái phát nguy hiểm tiếp sau đó.

Như vậy, khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh viêm đại tràng amip, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc nhắn tin cho BCC Pharma để được tư vấn nhanh nhất.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...