Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm gây ra. Tính chất của bệnh là dễ lây lan từ người này sang người khác, từ động vật lây sang người hoặc lây qua vật chủ trung gian như côn trùng. Người mắc bệnh truyền nhiễm nên cách ly để tránh lây cho người xung quanh và khiến bệnh lan rộng.
Do trẻ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
Theo thống kê từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa kỳ, hằng năm có một tỷ lệ lớn trẻ em tử vong liên quan tới bệnh truyền nhiễm. 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong thì có tới 36% trong số này liên quan tới bệnh nhiễm trùng huyết, viêm phổi, uốn ván, sốt rét, sởi…
Cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em nhất. Bệnh gây ra bởi virus cúm và dễ lây từ người này sang người khác. Các triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện khoảng sau 1 – 3 ngày khi trẻ nhiễm virus cúm.
Sốt cao là một trong những triệu chứng khi trẻ mắc bệnh cúm
Trẻ khi mắc cảm cúm sẽ có triệu chứng sốt cao trên 37.8 độ C, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt, triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi thường kéo dài khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thậm chí bỏ ăn.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mắc cúm:
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh lây nhiễm thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh hoặc lây khi tiếp xúc với dich nốt phỏng thủy đậu. Thủy đậu có thể gặp ở mọi độ tuổi nếu bạn chưa tiêm ngừa thủy đậu hoặc chưa từng mắc bệnh, tuy nhiên trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn cả.
Triệu chứng khi trẻ mắc thủy đậu: sốt, đau đầu, đau cơ, xuất hiện nốt nhỏ tròn toàn thân sau đó tiến triển thành mụn nước, bọng nước gây ngứa… Bệnh thường kéo dài từ 5-10 ngày hoặc lâu hơn.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mắc thủy đậu:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do siêu vi Dengue gây ra. Siêu vi Dengue xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết đốt của muỗi vằn cái. Đây là bệnh nguy hiểm cho cả trẻ em và người lớn vì bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Sốt xuất huyết có thể gây chảy máu nghiêm trọng, tụt huyết áp đột ngột dẫn đến tử vong và nguy cơ cao bùng dịch.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi…
Bệnh tay chân miệng ở giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu phát ban ở bàn chân
Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng gồm: Sốt, đau họng, mệt mỏi, tổn thương loét đỏ ở miệng, chảy nước bọt nhiều, phát ban ở một số nơi như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông… đôi khi nốt bạn dạng bóng nước, trẻ thường quấy khóc, bỏ bú và biếng ăn…
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng:
Xem thêm: Có nên mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ hay không?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Đỉnh dịch thường vào mùa đông xuân.
Khi trẻ nhiễm virus sởi thường có các triệu chứng như: đau đầu, đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, xuất hiện chấm xuất huyết nhỏ. Phát ban đầu tiên ở sau tai, mặt rồi lan xuống thân và chân tay, kèm theo ho nhiều, sốt cao.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ mắc sởi:
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em do virus quai bị Mumps Virsu (thuộc họ Paramyxoviridae) gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, hắt hơi, ho…
Trẻ bị bệnh quai bị thường có biểu hiện sưng đau 1 bên hoặc cả 2 bên tuyến nước bọt hoặc tuyến măng tai. Các dấu hiệu khác như sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn, khó nhai, khó nuốt… Các biến chứng do bệnh quai bị có thể để lại như: viêm màng não, viêm tụy cấp tính, viêm tinh hoàn ở bé trai hoặc viêm buồng trứng ở bé gái…
Bố mẹ cần làm gì:
Trên đây là thông tin về 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em. Hi vọng các bậc phụ huynh đã có thêm các kiến thức đề nhận biết, xử lý và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm để bảo vệ trẻ. Bên cạnh việc tiêm phòng đủ mũi cho trẻ, ba mẹ có thể sử dụng Siro GlucanKid để chủ động tăng sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em.
Với hàm lượng Beta – Glucan 1,3/1,6 có độ tinh khiết lên đến 80% kết hợp vitamin C, Glucankid có thể kích hoạt tăng kháng thể IgM lên gấp đôi sau 7 ngày sử dụng. Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn, các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ bé ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe sau ốm…
Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 086.956.2628 để được hỗ trợ 24/7.