Tìm hiểu về ý nghĩa của canxi máu

Canxi máu tăng cao hay hạ thấp hơn mức bình thường đều gây nguy hiểm cho cơ thể. Vậy làm thế nào để biết được canxi máu đang cao hay thấp? Hãy cùng tìm hiểu ngay ý nghĩa của canxi máu và các chỉ số khi xét nghiệm canxi máu trong bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của canxi máu là gì?

Canxi từ thức ăn đưa vào cơ thể, dưới sự tác động của một số yếu tố nội tiết (đặc biệt là vitamin D) giúp canxi lưu hành trong máu sau đó tích trữ tới 99% tại xương, và chỉ có 1% canxi tồn tại trong máu. Trong đó, một nửa lượng canxi trong máu ở dạng hoạt động (ion Ca2+), nửa còn lại được gắn với hợp chất albumin và protein khác ở dạng không hoạt động.

Như vậy ý nghĩa của canxi máu là phản ánh chính xác có bao nhiêu canxi đang lưu hành trong máu. Khi nồng độ canxi máu tăng hoặc giảm đều có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là sự biến đổi của nồng độ canxi ion hóa.

2. Tại sao cần xét nghiệm canxi máu?

Xét nghiệm canxi máu hay còn gọi là xét nghiệm canxi tổng hoặc canxi huyết thanh. Đây là phương pháp dùng để đánh giá tổng lượng canxi có trong máu. Việc xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng canxi tăng hoặc giảm trong cơ thể, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến cáo, chẩn đoán về sức khỏe phù hợp.

ý nghĩa của canxi máu là gìXét nghiệm canxi máu cho biết chính xác nồng độ canxi máu là bao nhiêu

Xét nghiệm canxi máu cũng được chỉ định khi bạn có các triệu chứng bệnh lý liên quan tới chuyển hóa canxi trong cơ thể hoặc khi đang mắc bệnh như:

  • Bệnh lý tuyến cận giáp
  • Rối loạn Protein và vitamin D
  • Khi có triệu chứng co cơ, chuột rút, dị cảm, hôn mê, nôn không rõ nguyên nhân
  • Bị suy thận, cường cận giáp, ghép thận
  • Viêm tụy cấp
  • Mắc các khối di căn xương
  • Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc điều trị suy tim Digitalis, thuốc chống loãng xương Calcitonin hay thuốc lợi tiểu.

Ngoài ra xét nghiệm canxi máu cũng được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý ác tính vì các tế bào ung thư thường giải phóng canxi gây tăng đột ngột nồng độ canxi trong máu.

3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm canxi máu

3.1. Canxi máu bình thường

Tổng hàm lượng canxi ở giá trị bình thường khi:

  • Người lớn: 8–4 mg/dL hoặc 2.2–2.6 mmol/L.
  • Trẻ nhỏ: 7–7 mg/dL hoặc 1.90–2.75 mmol/L.

Lượng canxi bị ion hóa ở giá trị bình thường khi:

  • Người lớn: 4.65–28 mg/dL hoặc 1.16–1.32 mmol/L.
  • Trẻ nhỏ: 4.80–52 mg/dL hoặc 1.20–1.38 mmol/L.

Xét nghiệm canxi ion hóa được dùng để kiểm tra lượng canxi không gắn với đạm trong máu. Lượng canxi bị ion hóa trong máu không bị ảnh hưởng bởi lượng đạm trong máu.

Các chỉ số canxi máu này có ý nghĩa là giá trị tham chiếu để phân loại tình trạng tăng canxi máu hay hạ canxi máu.

Xem thêm: Hạ canxi máu uống thuốc gì?

3.2. Tăng canxi máu

Khi xét nghiệm canxi máu, chỉ số xét nghiệm cao hơn giá trị tham chiếu bình thường được gọi là tăng canxi máu. Cụ thể, tăng canxi máu khi nồng độ canxi toàn phần > 13 mg/dL và canxi ion hóa > 7 mg/dL.

ý nghĩa của canxi máu trong rối loạn nhịp timTăng canxi máu có thể gây ra triệu chứng rối loạn nhịp tim

Tăng canxi máu có thể không biểu hiện thành triệu chứng hoặc có triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, táo bón, đau bụng, rối loạn nhịp tim, háo nước, đi tiểu nhiều… Các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, vì vậy chỉ khi làm xét nghiệm canxi máu mới giúp phát hiện chính xác tình trạng bệnh.

Đặc biệt, tăng canxi máu có thể là hậu quả của các bệnh lý như:

  • Chứng cường cận giáp
  • Ung thư, bao gồm ung thư đã lan tràn tới xương
  • Bệnh lao
  • Nằm giường bệnh quá lâu khi bị gãy xương
  • Bệnh Paget (viêm xương biến dạng)

3.3. Hạ canxi máu

Khi xét nghiệm định lượng canxi máu cho thấy nồng độ canxi dưới mức phạm vi tham chiếu được gọi là tình trạng hạ canxi máu.  canxi trong máu giảm khi canxi tổng < 6 mg/dL và canxi ion hóa < 2.2 mg/dLý nghĩa của canxi máu tới sức khỏe

Hạ canxi máu có thể gây biến chứng suy giảm trí nhớ

Thông thường, tình trạng hạ canxi máu xảy ra khi mất quá nhiều canxi qua đường nước tiểu hoặc khi lượng canxi được chuyển từ xương vào máu không đủ. Các triệu chứng cho thấy mức canxi trong cơ thể thấp bao gồm: Rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp, tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, ngón chân, chuột rút, tay chân co quắp, đau cơ bắp, khó thở, cáu gắt, căng thẳng…

Hàm lượng canxi thấp có thể là hậu quả của:

  • Hàm lượng protein albumin trong máu thấp
  • Suy tuyến cận giáp
  • Lượng phosphate trong máu quá cao có thể gây nên chứng suy thận, sử dụng thuốc nhuận tràng và các nguyên nhân khác
  • Suy dinh dưỡng do các bệnh như bệnh Celiac (bệnh này gây ra tổn thương ruột non và khiến cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng), bệnh viêm tụy, chứng nghiện rượu
  • Bệnh thiếu xương gây ra bởi khối lượng xương thấp
  • Bệnh còi xương

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm canxi máu

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới nồng độ canxi máu khi xét nghiệm như:

  • Ngộ độc vitamin D làm tăng nồng độ canxi máu
  • Uống quá nhiều sữa có chứa nhiều canxi
  • Độ pH huyết thanh giảm có thể ảnh hưởng đến chỉ số canxi máu
  • Nồng độ canxi cũng có sự thay đổi theo thời gian trong ngày. Cụ thể, mức canxi máu cao nhất thường vào lúc 21-23h đêm
  • Giảm albumin có thể làm giảm canxi tổng
  • Các loại thuốc có thể làm tăng canxi máu như: androgen, muối canxi, ergocalciferol, hydralazine, lithium, hormone tuyến cận giáp (PTH), thuốc lợi tiểu thiazid…
  • Các loại thuốc có thể làm hạ canxi máu bao gồm acetazolamide, albuterol, thuốc chống co giật, asparaginase, aspirin, calcitonin, cisplatin, corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, muối magie, thuốc tránh thai…

Lời kết:

Như vậy là bài viết đã giải đáp về ý nghĩa của canxi máu và tầm quan trọng của xét nghiệm canxi máu. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào có liên quan tới tình trạng tăng hoặc hạ canxi máu, hãy đi thăm khám để được xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời để tránh các tác động tiêu cực tới sức khỏe. Để được tư vấn cụ thể hơn về các triệu chứng bạn gặp phải, bạn hãy liên hệ 086.956.2628 hoặc đặt câu hỏi tại đây.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...