Hóa trị là phương pháp phổ biến trong phác đồ điều trị ung thư phổi của Bộ Y tế. Hóa trị có vai trò ức chế và ngăn chặn sự phát triển ung thư, nhờ đó kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Mặc dù có khả năng kiểm soát ung bướu hiệu quả tuy nhiên điều trị ung thư phổi bằng truyền hóa chất có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về phương pháp chữa bệnh này, từ đó có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Hóa trị thường được chỉ định trong điều trị ung thư phổi
Với phương pháp hóa trị liệu, các hóa chất gây độc tế bào sẽ được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Sau khi được hấp thu vào máu, các hóa chất này di chuyển đến hầu hết các tổ chức trong cơ thể, tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Do đặc tính phân bố rộng, gây tác động toàn thân nên phương pháp hóa trị thường được dùng ở giai đoạn ung thư di căn.
Phần lớn bệnh nhân ung thư phổi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã xâm lấn nhiều tổ chức khác ngoài phổi. Trong trường hợp này, điều trị ung thư phổi bằng truyền hoá chất là chỉ định chính trong kiểm soát và ngăn chặn ung thư phổi tiến triển. Các thuốc hóa chất thường được chỉ định trong điều trị ung thư phổi bao gồm: cisplatin, carboplatin, etoposide, oxaliplatin, 5-fluorouracil…
Thông thường hóa trị nói chung và hóa trị cho bệnh nhân ung thư phổi nói riêng sẽ được thực hiện theo từng chu kỳ. Giữa các chu kỳ bệnh nhân có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Hóa trị kéo dài bao lâu hay bệnh nhân cần thực hiện bao nhiêu chu kỳ hóa chất, điều này phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh ung thư phổi, loại thuốc hóa trị, mức độ đáp ứng trị liệu và tình trạng sức khỏe.
Xem thêm thông tin: Hướng dẫn phương pháp điều trị ung thư phổi di căn hiệu quả
Hóa trị có thể là phương pháp duy nhất trong điều trị ung thư phổi hoặc có thể phối hợp với phẫu thuật, xạ trị, miễn dịch. Hóa trị thường được chỉ định dựa theo mục đích:
Hóa trị thường được chỉ định dựa theo mục đích
Điều trị ung thư phổi bằng truyền hóa chất có thể gây ra những tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Các tác dụng phụ này mức độ nhẹ hay trầm trọng phụ thuộc và từng loại hóa chất, thể trạng và phương pháp chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Thông thường, truyền hoặc uống hóa chất có thể gây ra các tác dụng phụ sau:
Cisplatin, Carmustine…là những thuốc hóa trị có khả năng kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra cảm giác buồn nôn, nôn ói cho người bệnh. Triệu chứng nôn ói có thể khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, giảm hấp thu, trực tiếp gây suy giảm sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Rụng tóc
Cơ chế tác động của các thuốc hóa chất là tấn công những tế bào sinh sản và phát triển
nhanh. Ngoài tế bào ung thư phân chia, phát triển nhanh thì cơ thể có các tế bào khác tăng trưởng nhanh như tế bào biểu bì, tế bào da, móng, nang lông…Do đó các hóa chất kháng u thường tấn công vào các tế bào này của cơ thể, gây ra rụng tóc, rụng lông, viêm da…
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Tùy thuộc vào tác động của từng loại thuốc đối với cơ thể, bệnh nhân ung thư phổi có thể gặp phải một số tình trạng khó thở, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Đây cũng có thể hậu quả từ các biến chứng khác như đau đớn, nhiễm trùng, thiếu máu…
Hóa trị thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Thiếu máu, suy giảm miễn dịch
Các tế bào máu mới cũng được sản sinh hàng ngày, thay thế các tế bào cũ trong cơ thể. Hóa chất điều trị ung thư có thể ức chế hoạt động tạo máu ở tủy xương, gây giảm sản sinh các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Trong đó, tủy xương giảm sản xuất hồng cầu gây ra thiếu máu (cơ thể xanh xao, mệt mỏi), giảm bạch cầu (gây suy giảm miễn dịch, dễ nhiễm trùng), giảm tiểu cầu (gây máu khó đông..)
Độc tính thần kinh ngoại biên
Cảm giác châm chích, tê buốt, thậm chí mất cảm giác ở đầu chi là những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc hóa trị nhóm Vinca alkaloids. Người bệnh có thể gặp triệu chứng này từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào liều điều trị và chu kỳ hóa trị ung thư.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi sau hóa trị
Chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp bệnh nhân ung thư phổi chống lại bệnh tật hiệu quả hơn, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn do hóa chất gây ra.
Điều trị ung thư phổi bằng truyền hóa chất có thể khiến người bệnh suy giảm thể trạng, thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, người bệnh hóa trị ung thư nên ăn uống đủ dưỡng chất, thức ăn nên được chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hấp thu. Các bữa ăn trong ngày nên cân bằng các dưỡng chất từ tinh bột, đạm, chất béo, ngoài ra nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả giúp bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Bệnh nhân ung thư phổi sau hóa trị gặp triệu chứng buồn nôn thì có thể chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày, không ăn thực phẩm cay, nóng, dễ kích ứng. Bên cạnh đó, một chút trà gừng, trà bạc hà…có thể giúp kiểm soát cảm giác buồn nôn, nôn ói cho người bệnh.
Tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, rèn sức bền cho người bệnh ung bướu. Vận động thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn, tăng tốc độ thải trừ độc tố hóa chất trong cơ thể, từ đó người bệnh khỏe mạnh hơn, chống chịu với hóa trị tốt hơn.
Thể dục đều đặn giúp bệnh nhân ung thư tăng cường sức khỏe
BG PLUS là giải pháp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị ung thư vượt trội cho người bệnh ung bướu. Nhờ tác dụng tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, BG PLUS giúp tăng khả năng chống ung thư tự nhiên của cơ thể, từ đó tăng hiệu quả ức chế ung thư khi kết hợp với hóa trị, xạ trị. Ngoài ra, kết hợp dùng BG PLUS trong thời gian hóa trị giúp giảm tác dụng phụ, giảm mệt mỏi, đau đớn do hóa chất ung thư.
Điều trị ung thư phổi bằng truyền hóa chất đôi khi không thể tránh khỏi để kiểm soát bệnh tật, kéo dài sự sống. Để đáp ứng tốt nhất với hóa trị, duy trì sức khỏe luôn ổn định, hãy chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, luyện tập thể thao đều đặn và bổ sung BG PLUS mỗi ngày. Để được chuyên gia ung thư tư vấn về phương pháp điều trị ung thư hiệu quả, xin vui lòng liên hệ 0936.057.556.