Sức đề kháng được coi là hàng rào bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh và là tiền đề để trẻ phát triển một cách khỏe mạnh.
Trong khi đó, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng rất yếu. Lúc này trẻ rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh và chỉ cần một vài thay đổi nhỏ của môi trường sống cũng khiến trẻ bị ốm vặt, đặc biệt là mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa.
Tăng sức đề kháng giúp trẻ thoát khỏi vòng lặp ốm vặt – chậm phát triển
Chưa kể, sau mỗi đợt ốm, trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn, ăn uống thất thường, hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để phát triển. Do đó, sức khỏe của trẻ yếu dần, sức đề kháng lại càng kém hơn. Đây chính là một vòng luẩn quẩn khiến trẻ ốm vặt, thiếu cân, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn so với các bạn cùng trang lứa.
Vì vậy, việc chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ sẽ là nền tảng để trẻ thoát khỏi vòng luẩn quẩn – ốm vặt- suy dinh dưỡng – suy giảm đề kháng. Và khi có một hệ miễn dịch đủ khỏe, trẻ sẽ phát triển toàn diện về thể chất và trí não, có năng lượng vui chơi và học tập tốt hơn.
Xem thêm: Tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng và hệ miễn dịch của trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt là các vitamin và khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ em.
Vitamin C hỗ trợ sản xuất protein quan trọng của hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, Nó còn là chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào miễn dịch chống tác hại của các gốc tự do trong quá trình gây bệnh. Thiếu vitamin C dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của trẻ và khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, cung cấp đủ vitamin C cho trẻ là rất cần thiết.
Bổ sung vitamin C qua thực phẩm hằng ngày giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Vitamin C có nhiều trong trái cây tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,…
Vitamin D thường được biết tới với vai trò phát triển hệ xương. Tuy nhiên, đây cũng là một vitamin quan trọng với hệ miễn dịch. Chúng giúp tăng cường phản ứng miễn dịch qua khả năng kháng viêm và điều hoà miễn dịch, ngoài ra còn có chức năng thiết yếu trong việc hoạt hoá hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch.
Để tăng cường vitamin D cho trẻ, phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng trước 8h sáng và sau 4h chiều. Ngoài ra, nguồn thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến: Dầu cá, cá hồi, nấm, trứng, sữa và các chế phẩm sữa có bổ sung vitamin D.
Vitamin A không chỉ tham gia vào hoạt động thị giác, bảo vệ mắt mà còn giữ vai trò quan trọng trong tăng cường hệ miễn dịch nhờ tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch và tăng trưởng ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A sẽ gây ra các bệnh về mắt, làm trẻ chậm tăng cân, suy giảm trí tuệ và giảm chức năng miễn dịch ở trẻ.
Bổ sung Vitamin A giúp tăng sức đề kháng và tăng cường thị lực cho trẻ
Phụ huynh nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin A như sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), rau có màu xanh thẫm, các loại quả màu vàng, đỏ; lòng đỏ trứng, gan…
Vitamin E được biết đến là một chất chống oxy hóa và cần thiết đối với hệ miễn dịch, đặc biệt đối với chức năng của tế bào lympho T. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật, hạt hướng dương, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, lạc, rau bina, cải xoăn.
Kẽm là một chất khoáng vi lượng thiết yếu đối với cơ thể con người, và chủ yếu được hấp thu qua đường tiêu hóa tại ruột non. Kẽm giúp phát triển hệ thống miễn dịch và duy trì hoạt động hiệu quả; chống nhiễm trùng, kích thích sự phát triển các bào lympho T và lympho B, từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Đối với trẻ em, thiếu kẽm sẽ dẫn tới hiện tượng hoạt hóa đại thực bào và hiện tượng thực bào bị suy giảm. Do đó, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng của hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Để tăng sức đề kháng cho trẻ em, phụ huynh nên tăng cường các thực phẩm giàu kẽm cho bữa ăn của trẻ như: các loại hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, lòng đỏ trứng, các loại rau mầm…
Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Selen kích thích miễn dịch tế bào, giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch như bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào lympho và đại thực bào.
Bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu Selen để giúp trẻ đỡ ốm vặt
Thiếu hụt selen gây ức chế chức năng miễn dịch ở trẻ, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa…
Cách đơn giản để tăng sức đề kháng cho trẻ em là cho trẻ sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu selen như: các loại rau mầm, tỏi, măng tây, nấm, các loại hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, gan heo…
Sắt là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo máu, giúp trẻ tăng trưởng, phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Lựa chọn các thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn của trẻ: Thịt nạc, cá, trứng, đậu đỗ, rau có màu xanh thẫm.
Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các nhóm chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ em. Nếu bữa ăn hằng ngày của trẻ chưa thể đáp ứng, phụ huynh có thể sử dụng thêm những sản phẩm thực phẩm bổ sung để giúp cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe cho trẻ.
Một trong số các sản phẩm bổ sung được cha mẹ Việt tin dùng hiện nay là Siro GlucanKid. Sản phẩm chứa Beta-Glucan (1,3/1,6), Vitamin C, kẽm, Lysin, được chứng minh giúp tăng cường kháng thể IgM gấp đôi chỉ sau 7 ngày, giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch vững chắc, bảo vệ bé hiệu quả khỏi mầm bệnh.
Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 086.956.2628 để được hỗ trợ 24/7.