Phòng tránh viêm V.A ở trẻ em

Viêm V.A ở trẻ em là bệnh lý về tai mũi họng hay gặp ở trẻ trong khoảng 1 – 5 tuổi. Bệnh nếu không được điều trị đúng hoặc không điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang dạng mãn tính và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần chú ý phòng tránh để hạn chế tình trạng trẻ mắc viêm V.A thường xuyên

1. Nguyên nhân gây viêm V.A ở trẻ em

V.A và vai trò của chúng với cơ thể

V.A là một từ viết tắt có nguồn gốc từ 2 từ tiếng Pháp là “Végétations Adénoides”. V.A là một tổ chức tế bào lympho quanh vùng họng, tạo nên một vòng bảo vệ đường hô hấp khép kín gọi là vòng Waldeyer. Vòng Waldeyer bao gồm các khối hạnh nhân gọi là amidan như: amidan khẩu cái (có khối lượng to nhất), amidan ở loa vòi tai, amidan đáy lưỡi và cuối cùng là amidan ở trần vòm mũi họng hay còn được gọi là khối VA. Trẻ sinh ra đã có khối V.A và khi chưa bị viêm thì chúng có kích thước nhỏ, rất mỏng và xếp theo hình lá nên dễ tiếp xúc với bên ngoài. Với kích thước này đường thở của trẻ hoàn toàn được đảm bảo bình thường.

nguyên nhân gây viêm v.a ở trẻ emVA có vai trò quan trọng giúp bảo vệ hệ hô háp cho trẻ

V.A phát triển nhanh và tăng nhanh về khối lượng kể từ khi trẻ 2 tuổi, bắt đầu teo dần khi trẻ hơn 7 tuổi. V.A biến mất gần như hoàn toàn khi trẻ vào độ tuổi dậy thì.

V.A có vai trò nhận diện vi khuẩn xâm nhập để tạo ra kháng thể và tiêu diệt chúng. Nguồn không khí khi vào mũi đi ngang qua V.A trước khi vào phối sẽ được V.A nhận diện vi khuẩn gây hại và tạo ra kháng thể. Các kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, tự động vô hiệu hóa và tiêu diệt vi khuẩn.

Nguyên nhân gây viêm V.A ở trẻ em

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm V.A ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết:

  • Do virus và vi khuẩn có sẵn trong mũi họng, khi có cơ hội chúng trở thành những tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm vi khuẩn.
  • Trẻ bị nhiễm lạnh hoặc cha mẹ cho con ăn uống đồ quá lạnh.
  • Sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như ho gà, sởi, cúm,…trẻ cũng có thể bị viêm V.A
  • Do môi trường sống bị ô nhiễm bởi khói bụi, khói thuốc lá,…

2. Dấu hiệu viêm V.A ở trẻ em

Trẻ sơ sinh đột ngột sốt cao 40 – 41 độ C kèm co giật, co thắt thanh môn. Trẻ bị ngạt mũi hoặc có thể ngạt mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng, nhịp thở nhanh, không đều. Trẻ bỏ ăn bỏ bú.

Ngoài ra ở trẻ lớn hơn khi bắt đầu sốt sẽ kèm co thắt thanh quản, đau tai. Trong trường hợp xảy ra phản ứng màng não sẽ diễn biến nhẹ hơn ở trẻ sơ sinh. Trẻ không bị ngạt mũi hoàn toàn, có ngủ ngáy, tiếng nói có giọng mũi kín.

dấu hiệu viêm v.a ở trẻ emBa mẹ lưu ý trẻ có thể bị sốt cao đột ngột

3. Phòng bệnh viêm V.A ở trẻ em tránh biến chứng nguy hiểm

Viêm V.A khi không được điều trị đúng và triệt để sẽ chuyển sang mãn tính kéo theo một số biến chứng như:

  • Gây viêm xoang, viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm phế quản
  • Gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng màng nhĩ, giảm thị lực
  • Trẻ có thể bị phát triển bộ mặt sùi vòm hay bộ mặt V.A do trẻ phải thở bằng miệng, mũi ít được sử dụng. Sau nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn (vẩu).
  • Thể chất và tinh thần của trẻ phát triển chậm hơn, kém hoạt bát, ít chịu chơi, học tập kém, nghe kém.
  • Trẻ gặp tình trạng khó ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, hay nghiến răng, giật mình khi ngủ và có thể bị đái dầm.

Chính vì vậy cha mẹ cần chú ý phòng tránh cho con bằng cách thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng, miêng cho trẻ. Vệ sinh cả môi trường sống xung quanh, hạn chế trẻ tiếp xúc với khói bụi, ẩm ướt. Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, thời điểm giao mùa, hạn chế đổ mồ hôi để tránh nhiễm lạnh. Không cho trẻ uống nước lạnh và ăn các thực phẩm lạnh. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài đường.phòng bệnh viêm v.a ở trẻ em

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xác định có phải viêm V.A ở trẻ em hay không. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý và dứt điểm. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, vì dù là bệnh lý không nguy hiểm cũng có thể xảy ra nhiều biến chứng do chữa sai cách.

Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bệnh học và phòng ngừa cho trẻ, ba mẹ truy cập tại bccpharma.com.vn hoặc nhắn tin tại đây để được giải đáp mọi thắc mắc.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...