Phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ khi đến trường

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có nguy cơ lây lan nhanh nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời. Đặc biệt là ở môi trường lớp học thì nguy cơ lây nhiễm bệnh lại càng cao.

1. Bệnh chân tay miệng lây lan như thế nào?

Bệnh chân tay miệng lây truyền ở trẻ do tiếp xúc với nước bọt, các dịch tiết mũi họng, chất dịch từ bọng nước hoặc phân của trẻ bị bệnh. Trong tuần đầu tiên mắc bệnh, khả năng lây lan của bệnh rất nhanh.

2. Biểu hiện của bệnh chân tay miệng khi mắc phải là gì?

Ở giai đoạn ủ bệnh 3 – 7 ngày trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao. Xuất hiện các tổn thương ở da như rát đỏ; mọc mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…Một số trẻ có thể tăng tiết nước bọt, đau miệng, bỏ ăn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc…

biểu hiện của bệnh chân tay miệngMụn nước là biểu hiện của bệnh chân tay miệng

Bệnh có diễn biến nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý những dấu hiệu cho thấy con đang trong giai đoạn nặng sau:

  • Thứ nhất, trẻ liên tục quấy khóc kéo dài, thậm chí cả đêm không ngủ được. Có khả năng trẻ đang trong tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
  • Thứ hai, trẻ sốt cao trên 38.5 độ không hạ, kéo dài hơn 48h. Đây cũng là biểu hiện của nhiễm độc thần kinh. Thuốc hạ sốt paracetamol không đáp ứng được trong trường hợp này, cần phải sử dụng các chế phẩm có Ibuprofen.
  • Thứ ba, dấu hiệu nhiễm độc thần kinh thể hiện qua việc trẻ giật mình. Triệu chứng xuất hiện ngay cả khi trẻ đang chơi và cần phải theo dõi xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Do bệnh có thể có những biến chứng nguy hiểm, cha mẹ tuyệt đối không tự ý chữa bệnh cho trẻ tại nhà. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên. Trẻ nhỏ cần được kịp thời điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc.

3. Vì sao trẻ hay mắc bệnh chân tay miệng khi đến trường?

Đối với trẻ nhỏ, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa được hình thành. Hơn nữa, ở môi trường lớp học có nhiều bạn nhỏ, cô giáo sẽ không theo sát được hoạt động của trẻ. Trẻ thường tiếp xúc gần với nhau, sử dụng chung nhiều dụng cụ học tập, cùng vui chơi, nên rất dễ bị lây nhiễm.

Vì sao trẻ hay mắc bệnh chân tay miệng khi đến trườngTiếp xúc gần ở lớp học làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh

Ở nhà trường, dịch thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu, xuất hiện đồng thời cùng với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. Hiện nay không có thuốc chuyên đặc trị bệnh cho bệnh trẻ em chân, tay, miệng và cũng không có biện pháp nào chắc chắn làm giảm thiểu sự lây lan nếu dịch bùng phát ở nhà trường. Vì vậy, khuyến cáo cha mẹ thực hiện các biện pháp sau:

  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
  • Người lớn phải rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi vệ sinh.
  • Cho trẻ ăn chín, uống chín, đảm bảo dụng cụ ăn uống phải sạch sẽ trước khi sử dụng. Không mớm thức ăn cho trẻ. Hạn chế trẻ ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống với trẻ khác.
  • Vệ sinh thường xuyên các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,…
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Khi trẻ có biểu hiện sốt, loét miệng hoặc trẻ tiết nước bọt nhiều, cần cho trẻ nghỉ tại nhà để theo dõi và tránh lây bệnh cho các bạn.

Xem thêm: Top 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em ba mẹ cần biết 

Các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sỹ mà cha mẹ có thể thực hiện tại nhà gồm:

  • Dùng nước muối 0,9%, Kamistad…sát trùng niêm mạc miệng
  • Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng dung dịch Betadin
  • Không tự ý tắm các loại nước lá khi chưa được bác sỹ chỉ định
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

cho trẻ ăn gì khi mắc bệnh chân tay miệng

Cháo loãng giúp trẻ dễ ăn và nhanh khỏi

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng trẻ em uống thuốc gì an toàn và nhanh khỏi?

Trẻ mắc bệnh chân tay miệng khi đến trường là điều cha mẹ không mong muốn. Song nếu trong trường hợp mắc phải, cha mẹ cần bình tĩnh, cho trẻ đi khám kịp thời để được hướng dẫn xử lý tránh biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, ba mẹ có thể chủ động tăng sức đề kháng cho con để giúp con máu chóng khỏe mạnh và tăng khả năng phòng chống một số bệnh thường gặp.

Bài viết liên quan

10 Thói quen lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ

10 Thói quen lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây...
Top những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch

Top những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch: Lựa chọn thông minh để khỏe mạnh

Hệ miễn dịch là “tấm lá chắn” quan trọng giúp cơ thể bạn chống lại các tác nhân gây bệnh...
Cách trị ung thư sắc tố da hiệu quả, phổ biến hiện nay

5 cách trị ung thư sắc tố da hiệu quả, phổ biến hiện nay

Ung thư sắc tố da, hay còn gọi là melanoma, là một dạng ung thư da nguy hiểm, phát triển...