Những nguyên tắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Bệnh ung thư và các phương pháp điều trị ung thư (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…) đều là các nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa và thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng ở bệnh nhân ung thư. Do đó, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để nâng cao sức khỏe chống chịu với bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống.

dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư như thế nàoCủng cố sức khỏe với chế độ dinh dưỡng hợp lý

1. Mắc ung thư nhưng “chết” do suy kiệt

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm Việt Nam ghi nhận 115.000 người chết vì ung thư, trong đó có 80% người bị sụt cân, 30% trường hợp tử vong vì suy kiệt sức khỏe. Theo nghiên cứu, đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chăm sóc dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.

Việc chăm sóc dinh dưỡng không đúng trong suốt quá trình điều trị cũng như phục hồi sau bệnh dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, sụt cân và suy kiệt ở bệnh nhân ung thư. Các chuyên gia cho rằng, khi cơ thể sụt đến 5% cân nặng, thời gian sống của bệnh nhân ung thư rút ngắn khoảng ⅓.

2. Nguyên nhân thiếu hụt dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

Ở bệnh nhân mắc ung thư, các tế bào ác tính phân chia và chuyển hóa nhanh hơn các tế bào bình thường của cơ thể. Các tế bào ung thư có nhu cầu sử dụng mức năng lượng cao để phục vụ cho quá trình nhân lên và xâm lấn của chúng. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể bệnh nhân thường dễ bị tiêu hao năng lượng, dẫn tới tăng nhu cầu nạp nguồn thức ăn. Bên cạnh đó, khi mắc ung thư cơ thể sẽ sản sinh các hormon làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và chuyển hóa kém.

Một số phương pháp điều trị ung thư cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh thiếu dinh dưỡng và suy kiệt sức khỏe. Các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị có thể gây tổn thương đường tiêu hóa khiến bệnh nhân gặp khó khăn hoặc đau đớn trong quá trình ăn uống. Mặt khác, khi dùng hóa chất hoặc tia xạ ức chế tế bào ung thư, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, thiếu máu…Những triệu chứng này không những khiến bệnh nhân hao hụt năng lượng, suy kiệt thể chất mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý điều trị của bệnh nhân ung thư.

hậu quả thiếu hụt dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thưĐiều trị ung thư có thể khiến bệnh nhân suy kiệt

Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Dinh dưỡng sau hóa trị cho bệnh nhân ung thư

3. Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư cao hơn người thường. Chính vì vậy bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là điều quan trọng không thể bỏ qua. Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe theo hết liệu trình điều trị đồng thời tăng cường thể lực giúp bệnh nhân sống khỏe hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Nguyên tắc đầu tiên trong chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là đảm bảo nguồn năng lượng duy trì mọi hoạt động của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần đầy đủ các nhóm chất: đạm – tinh bột – chất béo – vitamin, khoáng chất – nước. Người nhà có thể xây dựng chế độ ăn tùy thuộc vào khẩu vị của bệnh nhân, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Mặt khác các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân thường xuyên vận động để cơ thể tăng chuyển hóa, cải thiện tuần hoàn giúp bệnh nhân có thể chất tốt hơn, sức khỏe tinh thần cũng được nâng cao.

chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thưChế độ ăn đầy đủ dưỡng chất giúp củng cố sức khỏe cho bệnh nhân ung thư

Một số dưỡng chất cần có trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư:

    • Đạm: Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân cần tăng lượng đạm nạp vào cơ thể để tăng khối nạc, giảm nguy cơ sụt cân. Chất đạm là nguồn cung cấp các acid amin thiết yếu cho cơ thể. Các loại thịt trắng như thịt gia cầm được đánh giá có lợi cho sức khỏe hơn cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên cơ thể cũng cần bổ sung các chất vi lượng thiết yếu như kẽm, sắt…trong các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn nạc…) và các omega-3 trong các loại hải sản (tôm, cua, cá…)
    • Tinh bột: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch…được ưu tiên lựa chọn trong xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường đơn, nhiều phụ gia hóa chất không tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
    • Chất béo: Các món ăn nhiều chất béo như món chiên, xào, rán thường được khuyến cáo hạn chế ở bệnh nhân ung thư. Trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, chất béo phải có một hàm lượng nhất định, trong đó hàm lượng chất béo không no không vượt quá 50% tổng năng lượng.
  • Rau xanh và hoa quả: Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Do đó trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư hãy thêm vào đó các loại rau xanh tươi sạch, các loại hoa quả hoặc nước ép cam, bưởi, bơ, xoài…để tăng cường thể chất và nâng cao sức khỏe.

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp và giàu năng lượng là yếu tố quan trọng giúp phục hồi thể trạng, tăng khả năng điều trị ung thư cho bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh ung thư cũng nên sử dụng các sản phẩm nâng cao sức khỏe có chứa beta glucan nhằm hỗ trợ đẩy lùi bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, mọi người có thể những thông tin hữu ích về chăm sóc dinh dưỡng cũng như phục hồi thể trạng, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân ung bướu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ 086.956.2628 để được các chuyên gia tư vấn.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...