Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất. Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về ung thư gan, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết, phương pháp chẩn đoán và các lựa chọn điều trị ung thư gan hiệu quả.
1. Tổng quan
1.1. Ung thư gan là gì?
Ung thư gan là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào trong gan. Đây là một trong những loại ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất. Theo thông kế, ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, trở thành bệnh đứng đầu ở Việt Nam với số ca mắc mỗi năm gần 26.000, cướp đi sinh mạng hơn 25.000 người (theo Globocan – Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế).
1.2. Phân loại ung thư gan
Ung thư gan được chia thành là ba loại , bao gồm:
- Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC): Đây là dạng ung thư gan phổ biến nhất, chiếm 80 đến 90% các trường hợp ung thư gan.
- Ung thư đường mật (IHC): Là một loại ung thư trong ống mật của gan, chiếm khoảng 10% đến 20% các trường hợp ung thư gan
- Angiosarcoma gan: Là một loại ung thư gan hiếm gặp, chiếm khoảng 1% trong số tất cả các trường hợp ung thư gan nguyên phát và xuất phát từ các tế bào nội mô của mạch máu trong gan. Đây là một dạng ung thư rất ác tính và thường phát triển nhanh chóng.
1.3. Nguyên nhân gây ra ung thư gan
Ung thư gan xảy ra khi các DNA của tế bào gan xảy ra đột biến hoặc biến đổi. Các DNA mang các gen chỉ dẫn cho tế bào hoạt động theo chu trình ngăn cho các tế bào nhân lên không kiểm soát và đảm bảo các tế bào sẽ chết theo chu trình. Tuy nhiên khi DNA của tế bào gan bị đột biến, các tế bào có thể nhân lên mất kiểm soát tạo thành khối u.
Có nhiều nguyên nhân làm cho DNA của tế bào gan bị biến đổi dẫn tới ung thư gan, một sô nguyên nhân hàng đầu bao gồm:
- Virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV): Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư gan. Nghiên cứu cho thấy, tình trạng xơ gan liên quan đến virus viên gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV) chiếm trên 50% các trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan. Khi các loại virus này lây nhiễm vào gan, chúng sẽ làm thay đổi DNA của tế bào, biến các tế bào gan khỏe mạnh thành tế bào ung thư.
- Xơ gan: Xơ gan do nhiều nguyên nhân như uống rượu nhiều, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, hoặc viêm gan mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
- Hóa chất độc hại: Tiếp xúc với aflatoxin (một chất độc sinh ra từ nấm mốc) và một số hóa chất công nghiệp khác cũng có thể gây ung thư gan.
- Di truyền: Một số bệnh di truyền liên quan đến rối loạn chuyển hóa sắt hoặc đồng trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.
- Viêm ống mật: Tình trạng viêm lâu dài trong ống mật của bạn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường mật. Tình trạng viêm lâu dài này có thể gây ra những thay đổi DNA khiến các tế bào khỏe mạnh trở thành các tế bào bất thường.
1.4. Dấu hiệu ung thư gan
Thông thường ơ giai đoạn đầu, ung thư gan thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng, hoặc nếu có, chúng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như mệt mỏi, chán ăn hoặc đau bụng nhẹ.Khi ung thư gan tiến triển, chúng thường gây ra những biểu hiện bao gồm:
- Mệt mỏi kéo dài: Cảm giác mệt mỏi không rõ nguyên nhân, ngay cả khi đã nghỉ ngơi.
- Chán ăn và giảm cân: Sự mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Đau bụng: Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, nơi gan nằm.
- Buồn nôn và nôn: Cảm giác buồn nôn thường xuyên có thể xuất hiện.
- Vàng da và vàng mắt: Da và mắt chuyển sang màu vàng, do tích tụ bilirubin.
- Nước tiểu sẫm màu: Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc nâu.
- Phân màu sáng: Phân có thể trở nên nhạt màu, do sự thiếu hụt mật.
- Ngứa da: Cảm giác ngứa ngáy có thể xuất hiện.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đặc biệt nếu bạn có yếu tố nguy cơ cao (như viêm gan mạn tính hoặc xơ gan), hãy đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán kịp thời.
1.5. Chẩn đoán và xét nghiệm
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ y tế, việc chẩn đoán ung thư gan đã trở nên chính xác và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán ung thư gan:
- Siêu âm bụng: Là phương pháp đầu tiên thường được sử dụng để phát hiện khối u trong gan. Siêu âm có thể phát hiện các tổn thương và đánh giá kích thước của chúng.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan bao gồm các chỉ số ALT, AST, ALP, bilirubin và albumin, giúp đánh giá tình trạng chức năng gan. Mặc dù không trực tiếp phát hiện ung thư, nhưng các chỉ số này có thể cho thấy sự tổn thương gan. Nếu nghi ngờ mắc ung thư gan, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ AFP trong gan, AFP là một protein có thể cao trong trường hợp ung thư gan.
- Chụp cắt lớp (CT): CT scan cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về gan và các cấu trúc xung quanh, giúp xác định vị trí và kích thước khối u, cũng như phát hiện di căn nếu có.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI rất hiệu quả trong việc đánh giá các tổn thương gan. Phương pháp này cung cấp hình ảnh rõ nét hơn và có thể giúp phân biệt giữa các loại tổn thương khác nhau.
- PET scan (Chụp cộng hưởng positron): PET scan có thể phát hiện sự tích tụ của glucose trong các tế bào ung thư, giúp xác định vị trí của ung thư và đánh giá tình trạng lan rộng.
- Sinh thiết: Nếu cần, bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ gan để kiểm tra dưới kính hiển vi, xác định sự hiện diện của tế bào ung thư. Sinh thiết có thể được thực hiện qua da hoặc trong quá trình nội soi.
1.6. Các giai đoạn của ung thư gan
Ung thư gan được phân chia thành các giai đoạn khác nhau dựa trên kích thước khối u, sự lan rộng của bệnh và tình trạng chức năng gan. Dưới đây là các giai đoạn của ung thư gan:
- Giai đoạn I: Khối u tại gan có kích thước nhỏ dưới 2 cm. Chưa lan ra các mạch máu hay cơ quan khác. Xét nghiệm chức năng gan bình thường.
- Giai đoạn II: Có thể xuất hiện nhiều hơn 1 khối u với kích thước nhỏ hơn 5 cm hoặc có một khối u duy nhất với kích thước lớn hơn 5 cm. Khôi u lúc này có thể đã di căn đến các mạch máu xung quanh.
- Giai đoạn III: Xuất nhiều khối u lớn (một trong số đó lớn hơn 5 cm). Khối u có thể đã di căn đến các hạch bạch huyết, mạch máu lớn hoặc các cơ quan khác của cơ thể.
- Giai đoạn IV: Khối u đã di căn đế những nơi khác trong cơ thể như phổi, xương cũng như các hạch bạch huyết.
2. Các phương pháp điều trị ung thư gan
Điều trị ung thư gan hiện nay bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước và số lượng khối u, cũng như tình trạng chức năng gan của bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến nhất:
2.1. Phẫu thuật:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Nếu khối u nhỏ và chức năng gan vẫn tốt, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ phần chứa khối u
- Phẫu thuật ghép gan: Thay thế gan bị bệnh bằng một gan khỏe mạnh từ người hiến tạng. Thích hợp cho những bệnh nhân có xơ gan và khối u nhỏ.
2.2. Hóa trị:
Hóa trị phương pháp điều trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Hóa trị tân bổ trợ: Hóa trị được thực hiện trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u giúp tăng khả năng thành công của phẫu thuật
- Xạ trị bổ trợ: Loại hóa trị này thường được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu các tế bào ung thư còn sót loại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật, hóa trị sẽ là phương pháp chính giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, hoặc liệu pháp miễn dịch để đạt được kết quả tốt nhất.
2.3. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng tia bức xạ cường độ cao để phá hủy cấu trúc DNA của tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn chúng lan rộng và phát triển. Xạ trị thường được sử dụng để điều trị ung thư gan trong trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật do tình trạng sức khỏe hoặc giai đoạn bệnh, khối u lớn hoặc có nhiều khối u trong gan, điều trị triệu chứng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
2.4. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Phương pháp nhắm mục tiêu trong điều trị ung thư gan là một dạng điều trị sử dụng thuốc hoặc liệu pháp để tấn công cụ thể vào các đặc điểm sinh học của tế bào ung thư gan. Một số loại thuốc nhắm mục tiêu đã được phát triển trong điều trị ung gan bao gồm:
- Sorafenib (Nexavar): Là một thuốc điều trị nhắm mục tiêu phổ biến cho ung thư gan không thể phẫu thuật hoặc đã di căn. Nó hoạt động bằng cách ức chế các yếu tố tăng trưởng và mạch máu, giúp làm chậm sự phát triển của khối u.
- Lenvatinib (Lenvima): Cũng được sử dụng cho ung thư gan không thể phẫu thuật. Lenvatinib ức chế nhiều thụ thể khác nhau liên quan đến sự phát triển và lan rộng của ung thư.
- Regorafenib (Stivarga): Được sử dụng cho bệnh nhân đã điều trị bằng Sorafenib mà bệnh vẫn tiến triển. Nó nhắm vào nhiều yếu tố tăng trưởng và mạch máu.
Một số thuốc nhắm mục tiêu có thể được sử dụng kết hợp với liệu pháp miễn dịch, giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.
2.5. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị ung thư gan đang trở nên ngày càng phổ biến, giúp tăng cường khả năng tự miễn dịch của cơ thể để nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.
Một số liệu pháp miễn dịch được sử dụng trong điều trị ung thư gan, bao gồm:
- Checkpoint inhibitors: Đây là loại thuốc giúp ngăn chặn các tín hiệu “tắt” trong hệ miễn dịch, cho phép tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Các thuốc như nivolumab (Opdivo) và pembrolizumab (Keytruda) đã được nghiên cứu cho ung thư gan.
- Vaccines: Một số nghiên cứu đang thử nghiệm các vắc xin nhằm kích thích phản ứng miễn dịch cụ thể đối với tế bào ung thư gan.
- Cytokines: Các protein như interferons và interleukins có thể được sử dụng để điều chỉnh và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Liệu pháp miễn dịch có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư gan không thể phẫu thuật, đã di căn, hoặc bệnh nhân có các yếu tố rủi ro cao (như viêm gan mạn tính).
3. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư gan
Ung thư gan là một căn bệnh mãn tính đe dọa tính mạng hàng triệu người mỗi năm. Vậy có phương pháp nào giúp phòng ngừa ung thư gan, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao không? Mặc dù không có một phương pháp hay liệu pháp nào giúp phòng ngừa hoàn toàn ung thư gan nhưng có một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Tiêm vắc-xin viêm gan B: Vắc xin viêm gan B giúp bảo vệ khỏi virus viêm gan B, một trong những nguyên nhân chính gây ung thư gan.
- Giảm tiêu thụ rượu: Hạn chế hoặc ngừng uống rượu, vì tiêu thụ rượu quá mức có thể dẫn đến xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan. Duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn.
- Chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Tránh thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và chất béo bão hòa.
- Tập thể dụng thường xuyên: Vận động thể chất tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa bệnh tật.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đối với những người có yếu tố nguy cơ cao (như viêm gan mạn tính), hãy thực hiện các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư gan.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại: Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến gan, như thuốc trừ sâu và các loại hóa chất công nghiệp.
- Sử dụng thuốc một cách hợp lý: Không sử dụng bừa các loại thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.
Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị ung thư gan tốt nhất hiện nay
4. Ung thư gan có chữa khỏi không?
Ghép gan là một phương pháp có thể chữa khỏi ung thư gan. Ghép gan không chỉ loại bỏ khối u mà còn thay thế gan bị bệnh bằng một gan khỏe mạnh, giúp điều trị cả ung thư và các vấn đề gan khác như xơ gan. Tuy nhiên phẫu thuật ghép gan là một phẫu thuật vô cùng nguy hiểm do vậy không phải bệnh nhân nào cũng đủ sức khỏe để thực hiện ca ghép.
Các nghiên cứu cho thấy những người phẫu thuật cắt bỏ một phần gan có xu hướng sống lâu hơn những người mắc ung thư gan nhưng thể phẫu thuật.
5. Tỷ lệ sống của bệnh ung thư gan
Dữ liệu cho thấy 35% số người được điều trị ung gan ở giai đoạn đầu vẫn còn sống sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán. Khoảng 12% ung thư gan đã di căn đến các mô, cơ quan hoặc hạch bạch huyết lân cận vẫn còn sống sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán. Khoảng 3% ung thư gan đã di căn xa hơn vẫn còn sống sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán.