Nắm rõ thực đơn người bị ung thư nên ăn gì cũng như chế độ tập luyện phù hợp mỗi ngày có vai trò rất quan trọng, giúp nâng cao thể trạng và hạn chế tình trạng suy kiệt ở bệnh nhân.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm có ít nhất khoảng 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối ung thư. Đây là con số cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau quá trình điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tăng cường thể lực cho bệnh nhân, giảm thiểu được những tác dụng phụ của phương pháp hóa-xạ trị.
Bị ung thư nên ăn gì?
Nếu đang băn khoăn bị ung thư nên ăn gì và ăn như thế nào thì hãy tham khảo ngay thông tin sau đây:
Đảm bảo cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày:
Cải thiện tình trạng khẩu vị bị thay đổi ở bệnh nhân ung thư
Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Các phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu:
Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho bệnh nhân ung thư
Khắc phục tình trạng khô miệng, chán ăn ở bệnh nhân ung thư sau khi hóa – xạ trị
Phần lớn bệnh nhân ung thư điều trị bằng hóa-xạ trị thường có biểu hiện buồn nôn và nôn. Do đó, nên cho người bệnh ăn trước khi đói; uống nhiều nước, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi;… ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng,…
Uống nhiều nước
Bệnh nhân ung thư nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày. Có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước,… Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát.
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân ung thư
Chế độ tập luyện hợp lý là chìa khóa mang lại sức khỏe cho bệnh nhân ung thư trong và sau khi điều trị.
Các bài tập thở
Một số người bị ung thư có thể khó thở, Điều này khiến họ lười hoạt động thể chất. Lúc này, các bài tập thở giúp di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi, cải thiện sức khỏe người bệnh. Những bài tập cũng giúp giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời khiến cơ bắp săn chắc.
Bài tập thăng bằng
Các bài tập thăng bằng có tác dụng rất lớn, giúp bệnh nhân ung thư cải thiện sức khỏe và tăng khả năng vận động linh hoạt trở lại.
Aerobic
Tập aerobic có thể giúp giảm bớt mệt mỏi, tăng cường sự dẻo dai. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng. Nên tham khảo bác sĩ về các bài tập của bạn.
Kế hoạch luyện tập đôi khi sẽ thay đổi phụ thuộc vào lộ trình và phương án điều trị. Nếu điều trị gây mất xương, bạn nên tránh các bài tập gây căng thẳng ở cổ, tăng nguy cơ ngã quỵ.
Tập aerobic giúp tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh
Ngay cả khi bạn đã hoạt động thể chất trước khi điều trị thì vẫn nên xây dựng chế độ tập luyện với cường độ nhẹ rồi tăng dân, điều này giúp tránh chấn thương, không nản lòng trong thời gian đầu.
Trên đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cũng như các hoạt động thể chất dành cho bệnh nhân ung thư. Để được tư vấn cụ thể, quý độc giả vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn cước: 0936.057.556 hoặc đặt câu hỏi tại đây.