Ngũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư: ăn bao nhiêu và ăn loại nào thì tốt?

Bệnh nhân ung thư gặp không ít các vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, thay đổi khẩu vị, giảm hoặc tăng cân. Lựa chọn ngũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư chính là cách giúp bạn khắc phục tình trạng này. Nhưng lựa chọn loại nào và ăn bao nhiêu ngũ cốc thì tốt cho người bệnh? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này.

1. Giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư

Hạt ngũ cốc được tạo thành từ ba phần: lớp cám, mầm và nội nhũ. Trong quá trình xay xát, chế biến đã loại bỏ lớp cám và mầm, để lại các hạt tinh chế trắng hơn, ví dụ như bột mì trắng. Ngũ cốc tinh chế chủ yếu cung cấp carbohydrate và một số protein, không cung cấp các chất dinh dưỡng khác.

Ngũ cốc nguyên hạt vẫn còn lớp cám và mầm. Về mặt dinh dưỡng, ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hơn so với ngũ cốc tinh chế. Hầu hết các loại ngũ cốc nguyên hạt đều cung cấp từ 1g đến 4g chất xơ trong mỗi khẩu phần, tương đương với lượng trái cây và rau quả bạn ăn trong một ngày.

Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa do ảnh hưởng của ung thư và tác dụng phụ của quá trình hóa xạ trị sẽ được giảm bớt khi bạn bổ sung chất xơ vào chế độ ăn của người bệnh.

Chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Đồng thời, chất xơ còn giúp duy trì trọng lượng cơ thể, ngăn ngừa việc giảm cân đột ngột thường gặp ở bệnh nhân ung thư.

Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa các vitamin nhóm B, sắt, magie, selen. Chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư, tăng trao đổi chất và giải phóng năng lượng, hình thành tế bào hồng cầu.

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt thường bán trên thị trường như:

  • Bánh mì nguyên hạt
  • Gạo lứt
  • Yến mạch nguyên hạt
  • Ngô nguyên hạt
  • Bột mì nguyên cám
  • Hạt kê

giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc dành cho bện nhân ung thưNgũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư

2. Bệnh nhân ung thư nên ăn bao nhiêu ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày?

Không có nghiên cứu chính thức về việc một người nên ăn bao nhiêu ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày. Tùy theo độ tuổi, giới tính, tình trạng bệnh mà lượng chất xơ nạp vào cơ thể mỗi người là khác nhau. Thông thường, phụ nữ cần khoảng 25g chất xơ mỗi ngày, trong khi đó nam giới cần khoảng 38g. Bạn nên cho bệnh nhân ung thư ăn:

  • Ít nhất bốn khẩu phần ngũ cốc hoặc thực phẩm làm từ bột nguyên cám mỗi ngày
  • Ít nhất hai phần trái cây và năm phần rau xanh mỗi ngày

Trong đó, một khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt tương đương với một trong những lựa chọn sau:

  • 1 lát bánh mì nguyên hạt
  • ½ bát gạo lứt đã nấu chín
  • ⅔ bát ngũ cốc nguyên hạt
  • ½ bát cháo gạo lứt

Xem thêm: Thực đơn cho bệnh nhân ung thư và nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày

3. Các cách khác nhau để ăn ngũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư

Ngũ cốc nguyên hạt có mùi vị và cảm giác khác lạ, cần có thời gian để bệnh nhân quen với những loại ngũ cốc mới này. Dưới đây là 5 cách bạn dễ dàng bổ sung ngũ cốc cho bệnh nhân ung thư mỗi ngày:

  • Chọn bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, bánh quy: Thưởng thức một chiếc bánh mì kẹp vào bữa trưa từ bánh mì nguyên hạt; hoặc một ít bánh quy kết hợp trong bữa ăn sẽ đem lại hương vị mới lạ cho người bệnh.
  • 1 bắp ngô luộc cho bữa ăn nhẹ
  • Tự làm đồ ăn nhẹ từ ngũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư: bạn có thể làm bánh quy lúa mạch đen, bánh gạo nguyên hạt, bánh yến mạch. Khi tự làm đồ ăn nhẹ, bạn có thể kiểm soát lượng đường, muối thêm vào đồ ăn của người bệnh.
  • Bắt đầu ngày mới bằng một bát ngũ cốc nguyên hạt: Bạn có thể kết hợp thêm sữa chua ít đường, trái cây khác nhau để tăng hương vị cho món ăn.
  • Thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt trong các bữa ăn: các món cơm, salad ngũ cốc nguyên hạt, bánh, mì ống, pizza từ ngũ cốc nguyên hạt sẽ đem lại sự đa dạng cho mỗi bữa ăn, tránh sự nhàm chán, kích thích người bệnh ăn ngon hơn.

4. Top 3 loại ngũ cốc tốt nhất dành cho bệnh nhân ung thư hiện nay

Có rất nhiều loại ngũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư bạn có thể lựa chọn. Trong đó, phổ biến và đem lại nhiều lợi ích nhất cho người bệnh gồm 3 loại ngũ cốc sau:

4.1 Yến mạch nguyên hạt

Đây là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh nhất. Yến mạch nguyên hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, đặc biệt không có gluten, một loại protein gây ra những vấn đề sức khỏe như dị ứng, rối loạn hấp thu dinh dưỡng.

Yến mạch giàu chất chống oxy hóa, trong đó phải kể đến avenanthramide. Đây là chất chống oxy hóa có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư ruột kết và giảm huyết áp. Chúng cũng là một nguồn beta-glucans tuyệt vời, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

ngũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư điển hình như yến mạch nguyên hạtYến mạch chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân ung thư

4.2 Kiều mạch

Kiều mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten. Hạt kiều mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng như mangan, magie, đồng, sắt, vitamin B và chất xơ. Hơn nữa, vỏ kiều mạch là một nguồn tinh bột đề kháng tuyệt vời, là một loại chất xơ cung cấp lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư hoạt động trơn tru, giảm bớt các vấn đề tiêu hóa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh bột đề kháng có thể kiểm soát lượng đường trong máu và sức khỏe hệ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ giảm cân và sức khỏe tim mạch.kiều mạch có thể kiếm soát đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa

Kiều mạch có thể kiểm soát đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa

4.3 Gạo lứt

Gạo lứt có thể chế biến ra nhiều món ăn đa dạng, tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân như cháo, súp, cơm, bánh… Gạo lứt có chứa lignans, là chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hạ huyết áp, ngừa viêm nhiễm và giảm cholesterol LDL “xấu”. Gạo lứt không chứa gluten, là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư.gạo lứt là loại ngũ cốc dành cho bệnh nhân ung thư có thể chế biến nhiều món

Gạo lứt  tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân

Ngũ cốc cho bệnh nhân ung thư đem lại nhiều lợi ích khác nhau, là loại thực phẩm lành mạnh bạn nên thêm vào chế độ ăn của người bệnh. Bạn có thể thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau để đa dạng hóa thực đơn, tăng sự hứng thú giúp bệnh nhân ăn ngon và khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan

Thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú

11 loại thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh ác tính có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của hàng...
Hệ miễn dịch đường ruột

Tại sao hệ miễn dịch đường ruột lại quan trọng đối với sức khỏe như vậy

Hệ miễn dịch đường ruột là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tổng thể của cơ thể....
Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ung thư gan

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ung thư gan

Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất....