Suy dinh dưỡng và suy kiệt sức khỏe là tình trạng thường gặp trên bệnh nhân ung thư dạ dày. Khi đó xây dựng chế độ ăn uống điều trị ung thư hợp lý là cách tốt nhất giúp duy trì sức khỏe ổn định, tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
1. Vai trò của chế độ ăn uống điều trị ung thư dạ dày
Người bệnh ung thư dạ dày thường gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, dẫn đến tình trạng sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khối u và các tổn thương trong dạ dày có thể trực tiếp gây cản trở việc tiêu hóa thức ăn khiến người bệnh gặp các triệu chứng chán ăn, khó tiêu, giảm hấp thu. Chính vì vậy, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người ung thư dạ dày.
Dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh dễ dàng vượt qua ung thư
Người bệnh ung thư có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn đối tượng khác. Nguyên nhân là do người bệnh cần cung cấp nhiều năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể và đủ sức chống chịu với các phương pháp trị liệu ung bướu. Do đó một chế độ ăn uống điều trị ung thư thích hợp sẽ giúp bệnh nhân tăng cường thể trạng, phục hồi sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Chế độ ăn uống sau điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày
Người bệnh ung thư dạ dày có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần dạ dày chứa khối u. Phẫu thuật làm giảm hoặc mất chức năng co bóp của dạ dày, khiến thức ăn lưu chuyển trong đường tiêu hóa nhanh hơn gây giảm hấp thu, giảm chuyển hóa. Khi đó tác dụng phụ phổ biến sau phẫu thuật ung thư dạ dày là Hội chứng Dumping, biểu hiện là buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút…
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người phẫu thuật ung thư dạ dày là chia nhỏ bữa ăn trong ngày cùng chế biến lỏng, mềm, dễ tiêu hóa:
- Khi mới phẫu thuật, bệnh nhân nên chia bữa ăn hàng ngày thành 4-6 bữa nhỏ với một lượng ít thức ăn. Chế độ ăn này có thể kéo dài trong nhiều tháng, sau đó tăng dần lượng thức ăn mỗi bữa nhằm để hệ tiêu hóa có thời gian thích nghi.
- Người bệnh nên ăn thức ăn được chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Các nguồn dưỡng chất từ thịt, cá, rau xanh cần được nấu nhừ hoặc xay nhỏ chế biến thành cháo, súp cho người bệnh.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 8-10 ly nước, hạn chế đồ có cồn (bia, rượu) hay chất có ga.
- Chế độ ăn uống điều trị ung thư dạ dày cần tránh những món cay, nóng, dưa muối, hành muối…vì có thể gây loét miệng nối sau phẫu thuật.
- Người bệnh sau phẫu thuật dạ dày, mất đi vùng hang vị (nơi liên quan đến hấp thu sắt), làm tăng nguy cơ thiếu máu. Do đó, người bệnh nên bổ sung sắt cùng các loại vitamin B1, B12 hàng ngày.
Xem thêm: Ăn gì để nhanh phục hồi sau phẫu thuật ung bướu?
3. Chế độ ăn uống sau điều trị hóa trị, xạ trị ung thư dạ dày
Trong điều trị ung thư dạ dày bằng hóa trị và xạ trị, người bệnh thường gặp triệu chứng chán ăn, mệt mỏi cùng cảm giác buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy…Để giảm thiểu các tác dụng phụ này và cải thiện sức khỏe, chế độ ăn uống điều trị ung thư cho người bệnh cần lưu ý:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm thiểu cảm giác buồn nôn. Thức ăn cần chế biến mềm, thanh đạm, dễ nuốt; tránh đồ ăn có mùi, vị đậm.
- Các bữa phụ nên cho người bệnh uống thêm sữa, nước ép hoa quả giàu vitamin và dưỡng chất giúp tăng cường đề kháng, củng cố sức khỏe.
- Không nên để cơ thể quá đói hoặc quá no vì có thể gây tăng phản xạ buồn nôn.
- Người hóa xạ trị ung bướu thường có chán ăn, không muốn ăn, khi đó chế độ ăn của người bệnh nên được đa dạng hóa, chế biến đẹp mắt để kích thích cảm giác thèm ăn.
- Người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày, có thể uống trà gừng, trà bạc hà để kiểm soát tốt cảm giác buồn nôn.
Cân bằng các nhóm dưỡng chất trong chế độ ăn của người bệnh
4. Chế độ ăn phòng chống tái phát ung thư dạ dày
Sau giai đoạn điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân bước sang giai đoạn ổn định và phục hồi sức khỏe. Khi đó, chế độ ăn uống của người bệnh cần duy trì được cân nặng hợp lý và phòng chống ung thư dạ dày tái phát. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh cần xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh để củng cố sức khỏe được tốt nhất:
- Chế độ ăn hằng ngày đảm bảo cân bằng các nhóm chất, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả vào thực đơn của bạn. Đạm từ thịt trắng (thịt gia cầm, thịt cá, tôm…) và các loại đậu là lựa chọn thích hợp cho người ung thư dạ dày. Ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cũng chất xơ hòa tan tốt cho sức khỏe của người bệnh.
- Người sau điều trị ung thư dạ dày nên tránh cái loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán vì chứa nhiều chất độc tăng nguy cơ ung thư tái phát.
- Hạn chế đồ ăn mặn do chứa nhiều chất nitrit và amin, có thể biến thành các chất độc với cơ thể.
- Ngoài ra, người bệnh sau phẫu thuật, hóa trị, xạ trị ung thư dạ dày cần loại bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe như uống rượu bia, nước có ga, các chất kích thích và tránh xa khói thuốc lá.
Trên đây là những lời khuyên của chuyên gia trong xây dựng chế độ ăn uống điều trị ung thư dạ dày. Dinh dưỡng đúng cách giúp người bệnh củng cố sức khỏe, tăng cường khả năng chiến đấu với ung bướu hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần chuyên gia ung bướu giải đáp, hãy liên hệ 086.956.2628 hoặc đặt câu hỏi tại đây.