Hiệu quả của liệu pháp miễn dịch tự thân đối với bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi có tỷ lệ tỉ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư thường gặp. Tỷ lệ sống đối với bệnh ung thư phổi di căn là rất thấp với  tỷ lệ sống sau 5 năm dưới 5%. Liệu pháp miễn dịch tự thân đã đem lại những tiến bộ đáng kể trong điều trị ung thư phổi. Các loại liệu pháp này thường mang lại hiệu quả lâu dài hơn và ít tác dụng phụ hơn so với các phương pháp truyền thống như hóa trị và phẫu thuật. 

1. Liệu pháp miễn dịch tự thân là gì?

Liệu pháp miễn dịch tự thân là một phương pháp điều  trị ung thư bằng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể. 

Hệ thống miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm men,… Tuy nhiên các tế bào ung thư có khả năng lẩn trốn để không bị nhận diện hoặc trở nên đề kháng với những cơ chế loại bỏ của hệ miễn dịch. 

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư cho phép chống lại cơ chế này của khối u thông qua việc đánh dấu các tế bào ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch để nhận ra và tấn công tế bào ung thư. Từ đó cản trở và làm chậm sự phát triển hay lan tràn sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Có nhiều liệu pháp miễn dịch khác nhau đã được nghiên cứu và thực hiện để kích thích phản miễn dịch chống lại ung thư như sử dụng vắc-xin, thuốc điều hòa miễn dịch, liệu pháp kháng thế đơn dòng, liệu pháp tế bào T. 

2. Có những loại liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư phổi nào?

2.1. Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch

Có một số loại thuốc nhắm vào các điểm kiểm soát miễn dịch đã được phê duyệt để điều trị ung thư phổi. Nhiều loại thuốc này ngăn chặn hoặc ức chế sự tiếp xúc giữa protein PD-L1 và thụ thể PD-1 trên tế bào T. Tương tác PD-L1/PD-1 có chức năng như một chiếc phanh ngăn hệ thống miễn dịch phản ứng với bệnh ung thư. Bằng cách ngăn chặn sự tương tác này, hệ thống miễn dịch có thể nhận biết và tấn công các tế bào ung thư. 

Một loại thuốc khác được phê duyệt có tác dụng nhắm vào một điểm kiểm tra miễn dịch gọi là CTLA4. Khi CTLA4 bị chặn, cơ thể có thể tăng số lượng tế bào miễn dịch sẵn có để phản ứng chống lại tế bào ung thư. 

Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được tiêm dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ tương tự như hóa trị, bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, ngứa, nổi mẩn da,… tuy nhiên chúng ít độc hơn hóa trị. 

Thuốc ức chế điểm kiểm soát trong điều trị ung thư

2.2. Vắc-xin phòng ung thư

Khi nhắc đến vắc-xin, hầu hết mọi người đều nghĩ đến các các loại vắc-xin giúp phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, có một loại vắc xin khác gọi là vắc xin điều trị. Loại vắc-xin điều trị ung thư hoạt động bằng cách giúp hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn. Các vắc-xin này được thiết kế để nhắm vào các protein chỉ có trong tế bào ung thư. Vắc-xin sẽ giúp hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên liên quan đến tế bào ung thư. 

Hiện nay, những loại vắc-xin điều trị ung thư đang được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Vẫn chưa có vắc-xin nào được FDA phê chuẩn để điều trị ung thư phổi chính thức. 

2.3. Liệu pháp tế bào CAR-T 

Trong liệu pháp này, các tế bào T (một loại tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch) được lấy ra từ cơ thể và sau đó được gắn thêm thụ thể CAR để chúng có khả năng nhận biết và tấn công tế bào ung thư, được gọi là tế bào CAR-T. Các tế bào CAR -T sẽ được nhân lên với số lượng lớn, sau đó được đưa trở lại cơ thể giúp bệnh nhân chống lại bệnh ung thư. 

Việc loại bỏ các tế bào T khỏi cơ thể có thể được thực hiện bằng một quy trình gọi là plasmapheresis giúp lọc máu để xác định cụ thể một số loại tế bào máu. Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách loại bỏ một phần khối u và tách tế bào T ra khỏi mô.

Hiện tại, loại trị liệu này đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng và chưa được FDA chấp thuận để điều trị ung thư phổi.

3. Hiệu quả của liệu pháp miễn dịch sử dụng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch trong điều trị ung thư phổi

Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ các tế bào, mô và cơ quan liên lạc với nhau để bảo vệ cơ thể. Hệ miễn dịch sử dụng các cách khác nhau để giao tiếp và thu thập những thông tin để quyết định việc có nên tấn công thứ gì đó chúng gặp phải hay không. 

Một các mà hệ thống miễn dịch dùng để giao tiếp là thông qua các kết nối giữa các phân tử trên bề mặt tế bào miễn dịch (như tế bào T) và các tế bào lạ (tế bào ung thư). 

Các tế bào ung thư đã tìm ra cách đánh lừa hệ thống miễn dịch để ngăn chặn nó tiêu diệt chúng. Một cách mà một số tế bào ung thư thực hiện là tạo ra một loại protein có tên PD-L1 và đặt nó lên bề mặt tế bào để tế bào T “nhìn thấy”. Protein này liên kết với một thụ thể trên tế bào T gọi là PD-1 để gửi thông điệp đến tế bào T để không tấn công tế bào ung thư. Thụ thể PD-1 hoạt động giống như một chiếc phanh ngăn hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.

Các loại thuốc trị liệu miễn dịch ung thư phổi hiện được FDA phê chuẩn hoạt động bằng cách phá vỡ sự tương tác giữa protein PD-L1 trên tế bào ung thư và thụ thể PD-1 trên tế bào T. 

Khi kết nối này bị phá vỡ, tế bào T có khả năng nhận biết tế bào ung thư tốt hơn và phản ứng với chúng. Các loại thuốc được phê duyệt nhắm vào protein PD-L1 như durvalumab, atezolizumab hoặc nhắm vào thụ thể PD-1 như nivolumab, pembrolizumab.  

Dù nhắm vào mục tiêu nào, chúng đều có chung mục tiêu là ngăn chặn hoặc “ức chế” sự tiếp xúc giữa protein PD-L1 và thụ thể PD-1 trên tế bào T. Điều này kích hoạt lại các tế bào T và kích hoạt hệ thống miễn dịch trở lại, giúp nó chống lại các tế bào ung thư.

Liệu pháp này đã mang lại những kết quả khả quan trong điều trị ung thư phổi, nâng cao tỉ lệ sống sót và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

4. Ai đủ điều kiện để sử dụng liệu pháp miễn dịch tự thân

Có một số thuốc trị liệu miễn dịch ung thư phổi được FDA phê chuẩn dành cho bệnh nhân ung thư phổi. Hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch như là liệu pháp ban đầu cho bệnh ung thư của họ. Liệu pháp miễn dịch có thể được thực hiện cùng với hóa trị hoặc sử dụng đồng thời hai loại liệu pháp miễn dịch cùng một lúc. 

Mỗi loại thuốc miễn dịch sẽ có chỉ định cụ thể dựa trên từng loại ung thư phổi. Mỗi bệnh nhân có thể có phản ứng riêng với từng loại liệu pháp, và việc lựa chọn liệu pháp phù hợp cần dựa trên đánh giá tổng thể của bệnh trạng và tình trạng sức khỏe của từng người.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ung thư phổi hiệu quả hiện nay

5. Liệu pháp miễn dịch khác với các phương pháp điều trị ung thư phổi khác như thế nào?

Liệu pháp miễn dịch hoạt động khác với các phương pháp điều trị ung thư phổi khác như hóa trị truyền thống, liệu pháp nhắm mục tiêu và xạ trị.

Hóa trị liệu truyền thống sử dụng hóa chất để tiêu diệt hoặc phá hủy tế bào ung thư. Những loại thuốc này cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi và rụng tóc, giảm số lượng tế bào bạch cầu và có thể bị nhiễm trùng.

Liệu pháp nhắm mục tiêu tập trung vào các đột biến ở một số khối u ung thư phổi. Những liệu pháp này tấn công các mục tiêu cụ thể trên hoặc trong các tế bào khối u đang khiến khối u phát triển không kiểm soát.

Xạ trị sử dụng tia X hoặc các hạt năng lượng cao, mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn khối u phát triển.

Liệu pháp miễn dịch không giải quyết các đột biến trong khối u. Thay vào đó, nó nhắm vào sự giao tiếp giữa hệ thống miễn dịch và khối u để giúp hệ thống miễn dịch chống lại ung thư.

phương pháp xạ trị điều trị ung thư phổi

6. Tác dụng phụ khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch 

Tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều có thể có tác dụng phụ. Khi sử dụng liệu pháp miễn dịch, một số người gặp rất ít tác dụng phụ, trong khi những người khác lại gặp phải những biến chứng nghiêm trọng hơn. Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc trị liệu miễn dịch là:

  • Mệt mỏi
  • Phát ban ngứa
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Chán ăn

Liệu pháp miễn dịch có thể gây viêm ở các cơ quan trong cơ thể. Viêm có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể bao gồm: phổi (viêm phổi), gan (viêm gan), đại tràng (viêm đại tràng/tiêu chảy) hoặc tuyến giáp.

Tác dụng phụ khi điều trị bằng phương pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch tự thân đang mở ra những hy vọng mới cho cộng đồng người mắc ung thu nói chung và người mắc ung thư phổi nói riêng. Phương pháp này đang ngày càng nâng cao tỉ lệ thành công và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư.

Bài viết liên quan

Vì sao phụ nữ dễ mắc ung thư tuyến giáp? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thuộc hệ nội tiết. Theo thống...
Nhung-gi-ban-can-biet-ve-qua-trinh-dieu-tri-ung-thu-vu

Hướng dẫn sau khi được chẩn đoán ung thư vú – 7 điều bạn cần lưu ý

Khi nhận được chẩn đoán ung thư vú, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng và hoang...

5 yếu tố gây suy giảm sức đề kháng

Bạn có thường xuyên bị cảm cúm, mệt mỏi hay dễ bị bệnh vặt? Đây có thể là dấu hiệu...