Hệ thống miễn dịch là mạng lưới phòng thủ của cơ thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng cùng các tế bào bất thường như tế bào ung thư.
Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ nhiều cơ quan, tế bào và các protein khác nhau. Nhiệm vụ chính của hệ thống miễn dịch bao gồm:
– Chống lại tác nhân gây hại và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm men,…
– Nhận biết và trung hòa các chất có hại từ môi trường
– Chống lại những thay đổi gây bệnh trong cơ thể, ví dụ như các tế bào ung thư
Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách nhận diện, phân tích và tiêu diệt chúng. Hệ miễn dịch nhận diện các tác nhân gây hại thông qua các protein lạ trên bề mặt của chúng được gọi là kháng nguyên. Khi các kháng nguyên này bám vào các thụ thể đặc biệt trên các tế bào miễn dịch, toàn bộ các quá trình được kích hoạt, một phản ứng miễn dịch bắt đầu diễn ra.
Hệ thống miễn dịch có khả năng nhận dạng các tác nhân gây bệnh một cách chính xác và lưu giữ thông tin về chúng. Khi cơ thể đã từng tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh cụ thể, hệ thống miễn dịch có thể phát triển khả năng miễn dịch đối với tác nhân đó, cải thiện khả năng phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trong các lần tiếp xúc sau này.
Hệ miễn dịch kém hay suy giảm miễn dịch là hiện tượng hệ thống miễn dịch không hoàn thành tốt vai trò bảo vệ cơ thể trước những yếu tố nguy cơ. Biểu hiện của một người có hệ miễn dịch kém là cơ thể dễ mắc bệnh. Nhẹ thì mẩn ngứa, phát ban, rối loạn tiêu hóa,… nặng có thể làm phát sinh nhiều bệnh lý đáng lo ngại như: Nhiễm trùng huyết, ung thư, lao phổi,…
Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu cảnh báo bao gồm
Ung thư là một loại bệnh mà các tế bào trong cơ thể phát triển một cách bất thường và không kiểm soát. Các tế bào ung thư có khả năng xâm nhập vào các cơ quan và mô xung quanh, gây tổn thương và làm giảm chức năng của chúng.
Đột biến gen là nguyên nhân khiến các tế bào trở nên bất thường và dẫn đến ung thư.
Các đột biến gen có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sống hoặc do các yếu tố từ môi trường bên ngoài như khói thuốc lá, tia cực tím, hóa chất độc hại,… Những yếu tố này làm tăng tần suất đột biến, đồng thời khiến hệ miễn dịch suy giảm.
Khi tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện trong cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tìm kiếm, tiêu diệt trước khi chúng nhân lên mạnh mẽ và tạo thành khối u. Các tế bào Lympho T sẽ có nhiệm vụ truy tìm và tiêu diệt các tế bào bất thường trong cơ thể. Tế bào Lympho T được sản sinh ra từ tuyến ức, đây là những chiến binh cao cấp của hệ miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt các mầm bệnh, tế bào ung thư và các chất là trong cơ thể.
Tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy yếu, các cơ quan miễn dịch làm việc kém hiệu quả. Tuyến ức ít sản xuất các tế bào T hơn khiến chúng không có đủ khả năng tìm kiếm và tiêu diệt kịp thời các tế bào ung thư. Trong khi đó, các tế bào ung thư vô cùng nguy hiểm vì chúng có khả năng lẩn trốn và đánh lừa hệ thống miễn dịch. Kết quả là, các tế bào ung thư sẽ phát triển không kiểm soát và hình thành các khối u hay còn gọi là ung thư.
Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, các tế bào miễn dịch sẽ thực hiện tốt vai trò tìm kiếm và tiêu diệt những tác nhân gây hại. Tuy nhiên, có nhiều tác nhân khiến cho hệ miễn dịch kém hiệu quả khiến các yếu tố nguy cơ có cơ hội thoát khỏi lớp phòng vệ của hệ miễn dịch và gây hại cho cơ thể.
Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu có thể bao gồm:
Một số phương pháp điều trị ung thư được nghiên cứu dựa vào cơ chế của hệ thống miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch chính là một trong những phương pháp điều trị như vậy.
Cơ chế hoạt động của liệu pháp miễn dịch chính là tăng cường khả năng tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư của các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T, tế bào giết tự nhiên, đại thực bào.
Một số loại liệu pháp miễn dịch đã được ứng dụng trong điều trị ung thư hiện nay bao gồm:
Xem thêm: Mối liên hệ giữa hệ miễn dịch và bệnh ung thư
Tuyến phòng thủ đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ hệ miễn dịch chính là lựa chọn một lối sống lành mạnh. Mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ miễn dịch đều được bảo vệ và hoạt động tốt hơn bằng lối sống lành mạnh, bao gồm:
Bên cạnh các yếu tố tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch mỗi ngày. Sản phẩm TPBVSK Imuglucan của BCC Pharma chứa thành phần chính là hoạt chất Beta glucan tinh khiết 80%. Beta glucan được mệnh danh là “hoạt chất vàng” với khả năng tăng cường miễn dịch mạnh nhất tự nhiên. Đồng thời Beta Glucan còn giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế quá trình di căn của tế bào và làm giảm sự phát triển của khối u. Từ đó kéo dài chất lượng sống và thời gian sống cho người bệnh. Sử dụng Imuglucan mỗi ngày giúp hệ miễn dịch được nâng cao, tăng cường khả năng tìm và tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể.
Mặc dù tình trạng hệ miễn dịch suy yếu không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư, thế nhưng đây có thể sẽ là tác nhân gián tiếp khiến người bệnh có nguy cơ bị ung thư cao hơn bình thường. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh là nền tảng quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho thấy hệ miễn dịch kém hiệu quả, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tìm ra nguyên nhân sớm nhất nhé.