Giải đáp: Bệnh sởi ở trẻ em có lây không? Làm sao để phòng tránh?

Sởi là bệnh nhiễm trùng cấp tính và thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Có tới 25 – 50% người bị nhiễm virus sởi nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Vậy bệnh sởi ở trẻ em có lây không, làm sao để phòng tránh hiệu quả?

1. Bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, dạng hình cầu, đường kính 120 – 250 nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, sức nóng…

bệnh sởi ở trẻ em có lây không

Bệnh sởi ở trẻ đặc trưng với các vết ban đỏ nổi khắp người

Bệnh sởi thường bùng phát vào mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên với trẻ lớn chưa tiêm phòng hoặc người lớn cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Bệnh tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi…

Các triệu chứng bệnh sởi thường gặp bao gồm:

+ Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 2-4 ngày. Trẻ có biểu hiện sốt cao, ho, chảy nước mũi, mắt đỏ.

+ Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Trẻ bắt ngày bắt đầu phát ban. Các nốt ban đỏ xuất hiện từ sau tai, gáy, trán, mặt, cổ rồi lan tới thân và tay chân. Nốt ban đỏ sờ có dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, đôi khi kèm theo ngứa. Khi ban mọc đến chân thì sốt giảm dần nếu không có biến chứng.

+ Giai đoạn hồi phục: Các nốt ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh sởi có thể tự khỏi. Triệu chứng ho có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

2. Bệnh sởi ở trẻ em có lây không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi là bệnh sởi ở trẻ em có lây không? Câu trả lời là bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao. 90% những người tiếp xúc với người bệnh sẽ bị lây bệnh nếu chưa được tiêm phòng. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn vì chưa được tiêm vắc xin.

Các con đường lây nhiễm bệnh

Lây qua đường hô hấp: Virus thường tồn tại trong dịch nhầy ở mũi và cổ họng của người bệnh. Và trước khi các vết ban đỏ xuất hiện 4 ngày thì họ đã có thể lây virus cho người khác.

Bệnh sởi lây trực tiếp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện: Khi ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt bắn có chứa virus sởi sẽ bắn vào người khác, hoặc người đó có thể hít phải các giọt bắn này và nhiễm bệnh.

Cơ chế lây nhiễm bệnh sởi

Ngoài ra, khi các giọt bắn này rơi xuống mặt bàn, điện thoại… thì virus vẫn có thể tồn tại 2 giờ ngoài môi trường. Khi người không mắc bệnh sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, sẽ bị lây bệnh

Lây từ mẹ sang con: Bệnh sởi cũng có thể lây từ mẹ sang con qua đường máu trong quá trình mang thai.

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị

3. Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh sởi ở trẻ

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi vì vậy để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc bệnh sởi, BCC Pharma hướng dẫn phụ huynh các biện pháp phòng tránh như sau:

Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ:

Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn bệnh sởi lây nhiễm cho trẻ. Trẻ nên được tiêm vắc xin phòng sởi với mũi đầu tiên khi trẻ được 9 – 11 tháng tuổi, mũi tiêm thứ 2 để bổ sung miễn dịch khi trẻ 18 tháng tuổi. Bố mẹ nên đảm bảo để trẻ tiêm đúng liều vào đúng thời điểm và đủ liều để đảm bảo trẻ được sinh miễn dịch tốt nhất.

tiêm phòng bệnh sởi ở tre em

Tiêm phòng sởi là biện pháp phòng ngừa bệnh lây nhiễm hiệu quả nhất

Giữ vệ sinh cá nhân:

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus sởi, cha mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể cho trẻ và làm sạch môi trường sống:

+ Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ và hướng dẫn trẻ thực hiện rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

+ Vệ sinh mũi bằng dung dịch rửa mũi, nước muối sinh lý thường xuyên vì đây là nơi virus dễ xâm nhập gây bệnh nhất.

+ Hạn chế đưa trẻ đến nơi công cộng, nơi đông người trong mùa dịch sởi, đây là môi trường phức tạp có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.

+ Vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại.

+ Nếu phải đến nơi đông người hoặc bệnh viện, nên cho trẻ đeo khẩu trang.

+ Không để trẻ tiếp xúc gần với người có dấu hiệu mắc bệnh sởi.

+ Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ và sát khuẩn thường xuyên

Chủ động tăng sức đề kháng để phòng bệnh sởi cho trẻ:

+ Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng quyết định một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Với trẻ nhỏ, cần cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bằng chế độ ăn đầy đủ các loại dưỡng chất, giàu protein, acid béo, vitamin và khoáng chất từ các loại rau quả và trái cây.

+ Nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều Vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.

+ Khuyến khích trẻ vận động thể chất mỗi ngày

+ Cho trẻ uống đầy đủ nước để thanh lọc cơ thể, ngừa táo bón và tăng sức đề kháng

Nếu không may trẻ bị nhiễm bệnh sởi, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa các biến chứng cho trẻ:

+ Nên cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng riêng để tránh lây sang người khác

+ Có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm ngay các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ

+ Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng để cải thiện thể trạng cho trẻ

+ Vệ sinh da cho trẻ để tránh nhiễm trùng

+ Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để giúp trẻ đỡ bị ngứa

+ Khi trẻ có biến chứng bất thường cần đưa tới bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời

Lời kết:

Như vậy là bài viết đã giải đáp câu hỏi “bệnh sởi ở trẻ em có lây không”. Mong rằng các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin bổ ích và cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ. Mọi thắc mắc về chăm sóc sức khỏe cho bé, xin vui lòng liên hệ 086.956.2628 hoặc để lại lời nhắn tại đây.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...