Điều trị ung thư khi mang thai có thể khó tiến hành thuận lợi. Ung thư thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên các liệu pháp trị liệu thường mang đến nhiều rủi ro khó lường trước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư thai kỳ, những nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn phương pháp trị liệu ung bướu phù hợp nhất.
Điều trị ung thư khi mang thai không dễ dàng
Mắc ung thư khi mang thai là một tình huống không phổ biến, nhưng nếu xảy ra người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/3000 phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các loại bệnh lý ung bướu khác như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư hắc tố da…cũng có thể gặp trên phụ nữ mang thai.
Chẩn đoán sớm ung thư cho khả năng điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, điều này không hề dễ dàng. Nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư có thể bị nhầm lẫn với những triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, dẫn đến nguy cơ chẩn đoán muộn ung bướu. Một số xét nghiệm ung thư không thể được thực hiện cho phụ nữ có thai gây hạn chế trong chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, việc mang thai có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, đôi khi tạo ra hiện tượng âm tính giả khiến chẩn đoán sai ung bướu.
Chẩn đoán chính xác loại ung thư, giai đoạn và mức độ tiến triển ung bướu là cần thiết trước khi đưa ra liệu pháp điều trị ung thư khi mang thai phù hợp. Để chẩn đoán ung thư cho phụ nữ có thai, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tính hiệu quả và mức độ an toàn của từng phương pháp. Trong đó, các phương pháp dưới đây được dùng phổ biến nhất:
Xem thêm: Người mắc ung thư cổ tử cung có nên mang thai không?
Ung thư có thể gây ra rủi ro cho cả mẹ và thai nhi
Ung thư có thể gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Các tế bào ung bướu thường ít tác động đến thai nhi tuy nhiên các phương pháp trị liệu thì có. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị ung bướu có thể bị trì hoãn đến khi sau sinh đảm bảo an toàn thai nhi.
Đối với bệnh ung thư tiến triển giai đoạn cuối, điều trị ung thư ngay cả khi đang mang thai là điều cần thiết nhằm tăng cơ hội sống cho bệnh nhân. Không may, điều này có thể gây rủi ro cho thai nhi. Do đó, bệnh nhân nên thảo luận với người thân và gia đình trong việc đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Trước khi đưa ra quyết định điều trị ung thư khi mang thai, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá kỹ lưỡng về lợi ích và những rủi ro có thể xảy ra trên cả mẹ bầu và thai nhi. Việc can thiệp các phương pháp điều trị ung thư phụ thuộc vào một số yếu tố như giai đoạn mang thai, kích thước khối u, mức độ tiến triển của bệnh ung bướu. Các bác sĩ cũng sẽ trao đổi với bạn về quan điểm, mong muốn trước khi đưa ra phương pháp trị liệu thích hợp nhất.
Mặc dù điều trị ung thư càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu có thể bác sĩ sẽ trì hoãn đến quý thứ 2 của thai kỳ mới bắt đầu can thiệp trị liệu. Đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu, các bác sĩ có thể trì hoãn điều trị cho đến khi sau sinh. Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu sẽ được theo dõi chặt chẽ bệnh ung bướu nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cả hai.
Bác sĩ cân nhắc lựa chọn phương pháp ít tác động đến thai nhi
Tùy thuộc vào từng bệnh ung bướu, vị trí khối u ác tính so với thai nhi mà chỉ định điều trị sẽ khác nhau. Thông thường, 3 phương pháp điều trị ung thư khi mang thai được dùng phổ biến nhất là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Mang thai và nhận chẩn đoán ung thư là điều không hề dễ dàng cho người bệnh. Đối mặt với những điều này, người bệnh có thể cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thậm chí trầm cảm. Do đó, bên cạnh các phương pháp trị liệu ung thư, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần là điều quan trọng. Hãy liên hệ 086.956.2628 hoặc nhắn tin ngay để được chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cũng như những phương pháp điều trị ung thư khi mang thai phù hợp nhất.