Cấy ghép tế bào gốc có thể dùng trong điều trị ung thư
Các tế bào gốc tập trung nhiều ở tủy xương có vai trò sản xuất hồng cầu (giúp vận chuyển oxy đi khắp các tế bào), bạch cầu (tổ chức của hệ miễn dịch) và tiểu cầu (đảm bảo chức năng đông máu). Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư sau khi điều trị với liều cao hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai thường gặp tình trạng suy tủy, giảm sản sinh tế bào máu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Khi đó, việc cấy ghép tế bào gốc được cân nhắc sử dụng, nhằm phục hồi lại hệ tạo máu cho cơ thể.
Cấy ghép tế bào gốc thường không có tác dụng trực tiếp ức chế và kiểm soát bệnh lý ung thư. Thay vào đó, phương pháp này giúp phục hồi lại chức năng tạo máu của tủy xương sau tác động của hóa chất hay xạ trị. Các tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân thông qua đường tĩnh mạch, chúng di chuyển trong máu đến tủy xương và bắt đầu nhiệm vụ sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh.
Trong một số bệnh ung thư, đặc biệt liên quan đến các tế bào tạo máu như bệnh bạch cầu, đa u tủy xương, phương pháp cấy ghép tế bào gốc có tác dụng chống lại ung bướu. Điều này xảy ra khi tế bào bạch cầu từ mô ghép (tế bào gốc của người hiến tặng) có khả năng tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Khi đó, hiệu quả “dọn dẹp” tế bào ung bướu được tăng cường khi tiến hành điều trị ung thư bằng tế bào gốc.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ung thư máu phổ biến
Cấy ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư được chia làm ba loại chính:
Điều trị ung thư bằng tế bào gốc tự thân có nghĩa là nguồn tế bào gốc được lấy từ chính cơ thể của người bệnh. Trước khi điều trị hóa xạ trị ung thư, các tế bào gốc được lấy từ máu hoặc tủy xương của bệnh nhân và đem đi đông lạnh. Sau khi điều trị, các tế bào gốc này sẽ được rã đông và truyền lại vào cơ thể của người bệnh.
Do tế bào gốc tạo máu của chính cơ thể được tách ra và truyền lại nên bệnh nhân hạn chế được hiện tượng thải ghép. Tuy nhiên thách thức lớn nhất của phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân là yêu cầu tách được các tế bào ung thư tồn tại trong nguồn tủy trữ lạnh. Quá trình loại bỏ các tế bào ung bướu này có thể vô tình tiêu diệt cả các tế bào gốc khỏe mạnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể. Trong trường hợp không loại trừ được hết các tế bào ác tính, chúng có thể xâm nhập cơ thể lần nữa, gây tái phát ung bướu sau điều trị.
Dòng tế bào gốc này không phải của người bệnh mà từ nguồn người hiến tặng. Người cho thường là những thành viên trong gia đình, có cùng huyết thống. Ưu điểm của hình thức ghép tủy này là các tế bào gốc khỏe mạnh hoàn toàn sẽ được truyền vào cơ thể, xây dựng một hệ miễn dịch mới giúp tiêu diệt tốt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Tuy nhiên các tế bào gốc này cũng được coi là một tế bào “lạ” đối với cơ thể, khi đó bệnh nhân có thể gặp một số nguy cơ sau:
Đây là loại cấy ghép tế bào gốc mà nguồn hiến tặng là anh, chị em sinh đôi hay sinh ba của bệnh nhân. Đối với dạng cấy ghép này, bệnh nhân sẽ không gặp phải hiện tượng kháng ghép và đảm bảo các tế bào máu mới được tạo ra khỏe mạnh hoàn toàn. Cấy ghép tế bào gốc cùng hệ giúp phục hồi tốt chức năng tạo máu cho người bệnh nhưng ít có ý nghĩa trong tiêu diệt ung bướu trong cơ thể.
Tế bào gốc có thể lấy từ chính người bệnh hoặc người thân trong gia đình
Không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể điều trị bằng phương pháp tế bào gốc. Mặc dù các tế bào miễn dịch mới có khả năng tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể, tuy nhiên điều này chưa đủ cấy ghép tế bào gốc trở thành liệu pháp điều trị ung thư chính. Do đó, ứng dụng chủ yếu của phương pháp này là bổ trợ cho hóa trị và xạ trị ung bướu nhằm khắc phục tình trạng suy tủy sau điều trị.
Trong nhiều trường hợp, điều trị ung thư bằng tế bào gốc là cách duy nhất phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng không mong muốn cho cơ thể:
Kỹ thuật lấy tế bào gốc của bệnh nhân hay người hiến tặng không hề đơn giản nên chỉ được thực hiện ở một số bệnh viện lớn, có trang thiết bị tiên tiến và chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mặt khác đây cũng là phương pháp tốn kém, không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả. Chính vì vậy phương pháp này ít phổ biến trong chữa bệnh nói chung và điều trị ung thư nói riêng.
Điều trị ung thư bằng tế bào gốc đang ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hơn trong chữa bệnh. Tuy nhiên phương pháp chữa ung bướu chủ yếu nhất hiện nay là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, thuốc đích và miễn dịch. Để tìm hiểu thêm thông tin về cách điều trị ung thư hiệu quả, xin vui lòng liên hệ 086.956.2628 để gặp chuyên gia tư vấn.