Người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng tới tiêu hóa thức ăn do dạ dày có thể nhỏ hơn hoặc bị cắt hoàn toàn. Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo dinh dưỡng, duy trì thể trạng. Bởi theo thống kê, số người bệnh ung thư sau phẫu thuật bị sụt cân chiếm 50-80%, trong đó có tới 20% người bệnh suy dinh dưỡng nặng gây tử vong.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư dạ dày.
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày thường gặp một số vấn đề sau:
Đầy bụng
Dạ dày sẽ không còn hoạt động được như trước sau khi phẫu thuật: dù là cắt một phần hay toàn bộ. Nếu cắt toàn bộ dạ dày, một phần ruột non sẽ căng ra để tiêu hóa một lượng lớn thức ăn. Quá trình co bóp tiêu hóa thực phẩm cũng bị ảnh hưởng, do đó, người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu hơn bình thường.
Buồn nôn, dễ nôn ra sau khi ăn
Bình thường, dịch mật được tiết ra để hỗ trợ tiêu hóa chất béo theo con đường đi từ gan và túi mật qua ống mật đến tá tràng. Khi loại bỏ dạ dày, dịch mật sẽ đi thẳng vào thực quản, dẫn đến ợ nóng, dễ buồn nôn và ói. Nhất là khi người bệnh nằm thẳng
Mật được sản xuất để hỗ trợ tiêu hóa chất béo và thường đi từ gan và túi mật qua ống mật vào tá tràng. Loại bỏ dạ dày làm cho mật đi thẳng vào thực quản, dẫn tới chứng ợ nóng, buồn nôn và ói mửa. Đặc biệt, khi người bệnh nằm thẳng, người bệnh nên nằm cao đầu, có thể sử dụng một số thuốc ngăn trào ngược dịch mật.
Hình ảnh phẫu thuật cắt dạ dày
Tiêu chảy
Đây là triệu chứng khá phổ biến sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày. Bởi sau khi phẫu thuật, các dây thần kinh phế vị bị tổn thương, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và sản dịch tiêu hóa.
Vấn đề này có thể kéo dài khoảng một ngày, sau đó người bệnh đại tiện bình thường trở lại. Một số trường hợp nặng dễ dẫn đến các cơn tiêu chảy cấp, đôi khi kéo dài vài ngày hoặc cả tuần. Khi đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống tiêu chảy để điều trị.
Hội chứng Dumping
Hội chứng Dumping dễ xảy ra sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày. Nguyên nhân gây ra do thức ăn di chuyển quá nhanh vào trong ruột non, thực phẩm cô đặc hơn so với các chất dịch trong ruột, khi nước được hút vào để pha loãng thức ăn sẽ được tiêu hóa một phần, dẫn đến giảm huyết áp đột ngột, người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí còn bị đánh trống ngực.
Bên cạnh đó, sự gia tăng đột ngột đường glucose trong máu khi thức ăn vào ruột non cũng sẽ dễ xảy ra Dumping. Khi đó, cơ thể đột ngột sản xuất lượng lớn insulin đề làm giảm đường huyết. Người bệnh nên ăn chậm, chia nhiều bữa nhỏ thường xuyên, thử cắt giảm lượng chất lỏng uống vào sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày.
Hội chứng Dumping có thể được cải thiện sau khi điều chỉnh chế độ ăn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật để cải thiện.
Phẫu thuật ung thư dạ dày sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình tiêu hóa, người bệnh nên chú ý một số nguyên tắc dinh dưỡng sau đây để sớm hồi phục thể trạng.
Nguyên tắc 1: Không nên ăn ngay sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, sau phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh không nên ăn ngay. Nên uống uống ít nước, cách 2 tiếng uống 1 lần, mỗi lần khoảng 4-5 muỗng canh.
Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, nếu không có phản ứng bất thường thì có thể uống thêm 50-80ml/lần, tăng dần đến ngày thứ ba khoảng 100-150ml/lần.
Nguyên tắc 2: Ăn ít và chia làm nhiều bữa
Khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày thì cơ thể không thể tiêu hóa được lượng lớn thức ăn như bình thường. Tuy nhiên vẫn cần bổ sung đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng, do đó nên tăng số lượng bữa ăn, chia làm nhiều bữa nhỏ và bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Có thể chia làm 6-7 bữa một ngày, mỗi bữa cách 2-3 tiếng. Nên chọn thực phẩm ở dạng lỏng, không quá rắn, hạn chế tối đa thức ăn gây đầy hơi. Sau mỗi bữa ăn nên nghỉ ngơi từ 20-30 phút.
Bổ sung thực phẩm phù hợp cho người sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Nguyên tắc 3: Hạn chế ăn một số thực phẩm không tốt cho tiêu hóa
Người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên hạn chế tối đa thực phẩm không tốt cho tiêu hóa trong đó kể đến như:
Nguyên tắc 4: Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe
Nên tăng cường rau xanh tươi giúp tăng hấp thu khoáng chất, vitamin. Nhiều trường hợp có triệu chứng thiếu máu, thiếu sắt sau phẫu thuật thì cần bổ sung thức ăn chứa nhiều thịt nạc, lòng đỏ trứng, các loại cá hoặc thực phẩm từ đậu nành, táo tàu,….
Bổ sung thực phẩm giàu sắt, canxi, protein, chất béo
Người bệnh có thể bổ sung thông qua các thực phẩm như:
Bổ sung thực phẩm chứa Allicin
Allicin là một chất có nhiều trong tỏi và các loại thực phẩm họ Allium. Nghiên cứu chỉ ra rằng allicin có khả năng ức chế Helicobacter pylori và các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, những nơi có lượng tiêu thụ tỏi cao đã được chứng minh có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn. Bổ sung các thực phẩm giàu Allicin sẽ nâng cao sức khỏe cho người phẫu thuật ung thư dạ dày.
Allicin có nhiều trong tỏi rất tốt cho sức khỏe
Bổ sung thực phẩm chứa Beta glucan
Beta glucan là polysaccharide tự nhiên, có mặt trong một số thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Rất nhiều nghiên cứu đã được chứng minh beta glucan có khả năng ức chế các tế bào khối u, kích thích tăng số lượng các tế bào miễn dịch trong cơ thể.
Ngoài ra beta glucan còn tác động lên hoạt động thực bào, gia tăng quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Qua đó giảm tỷ lệ nhiễm trùng hoặc vết thương không khép miệng.
Người bệnh sau phẫu thuật ung thư dạ dày khi sử dụng beta glucan sẽ giúp tăng nhu động ruột, cải thiện các vấn đề tiêu hóa.
Hiện nay, trên thế giới, Beta Glucan đã được sử dụng khá phổ biến, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa nhiều người thực sự biết được tác dụng mà beta glucan đem lại.
Xem thêm:
Trên đây là những chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày sau phẫu thuật, để được các chuyên gia tư vấn về sức khỏe cho người bệnh ung thư, quý độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 093 6057556 hoặc đặt câu hỏi tại đây.