Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng của virus Cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9.
Cấu trúc virus – gây bệnh cúm A ở trẻ nhỏ
Ở trẻ em nhất là với các bé dưới 24 tháng tuổi rất dễ mắc bệnh cúm A. Bệnh ở thể nhẹ, trẻ sẽ có biểu hiện như: Sốt từ 38.5 độ trở lên, ho, nhức đầu và kèm với dấu hiệu mỏi cơ, lười vận động. Ngoài ra còn các biểu hiện như nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,..
Khi chuyển sang thể nặng, trẻ có các biểu hiện sốt cao từ 39 độ, bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay và bàn chân lạnh. Nhiều cha mẹ ghi nhận con của họ khi mắc bệnh có các triệu chứng phụ như thở nhanh, ngủ li bì. Một số trường hợp nặng hơn, trẻ còn bị sốt cao đi kèm co giật.
Cha mẹ cần đưa trẻ vào viện khi thấy có các biểu hiện sau:
Xem thêm: Tổng hợp các bệnh trẻ em mùa nắng nóng và cách phòng ngừa hiệu quả
Cúm A và cúm thường tuy có các triệu chứng gần giống nhau, nhưng cha mẹ vẫn có thể dựa vào một số triệu chứng đặc thù của mỗi bệnh để xác định. Cụ thể như:
Triệu chứng khi mắc bệnh Cúm A:
Phân biệt triệu chứng của cúm A với cúm thường dựa vào triệu chứng đặc thù
Trẻ mắc cảm cúm thông thường chỉ dừng ở mức độ nhẹ và dễ điều trị, chóng khỏi trong vài ba ngày, đôi khi một tuần. Rất khó phân biệt cúm thường và Cúm A thông qua mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cha mẹ cần xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng bệnh kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng để xác định bệnh và có hướng xử lý kịp thời.
Trẻ nhỏ sẽ có nhiều biểu hiện nhanh hơn người lớn nên cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của con. Phần lớn trẻ sẽ không gặp vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chỉ bị sốt nhẹ do cúm A. Tuy nhiên nếu theo dõi thấy trẻ sốt cao liên tục trong thời gian dài không ạ thì có thể để lại nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Cha mẹ nên cặp nhiệt kế ở nách của trẻ ít nhất là 3 phút để có được kết quả chính xác.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên khi mắc bệnh cúm A
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh các loại vải quá dày, không thấm hút mồ hôi, hoặc ủ trẻ quá kỹ. Vì điều này khiến nhiệt độ cơ thể không tỏa ra được khiến trẻ sốt thêm.
Giữ gìn không gian thoáng khí, hạn chế tối đa việc cho trẻ nằm ngủ trong môi trường điều hòa vì nhiệt độ thấp và thiếu độ ẩm khiến các triệu chứng cúm của trẻ trầm trọng hơn. Thậm chí trẻ còn bị viêm họng, ho dai dẳng,…
Cha mẹ cần xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với độ tuổi của mình. Ưu tiên cho trẻ ăn các thực phẩm lỏng, chín kĩ, dễ tiêu. Chú ý bù thêm nước và điện giải cho trẻ để tránh bị mất nước do sốt. Cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả vào bữa phụ để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Xem thêm: thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ an toàn, hiệu quả
Cúm A rất dễ lây lan qua đường nước bọt hoặc dịch nhầy mũi khi người khỏe tiếp xúc với người bệnh khi họ ho và hắt hơi. Các dịch cơ thể của người bệnh chứa virus nhóm A sẽ xâm nhập sang cơ thể người khác. Chúng phát triển cực kỳ nhanh chóng để tiếp tục gây bệnh cho cơ thể khỏe mạnh.
Do đó để đảm bảo sức khỏe cho người xung quanh, cha mẹ cần cho trẻ cách ly tại nhà, dùng riêng các vật dụng cá nhân. Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, nhỏ mắt và mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0.9%. Đặc biệt là rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, dưới vòi nước chảy trước khi ăn để tránh trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn đường ruột.
Biến chứng nặng nhất của cúm A chính là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu… Trẻ khi bị suy hô hấp sẽ dẫn đến viêm phổi cấp tính, thiếu oxi và tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do bệnh cúm A chưa có thuốc đặc trị, nên cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ. Vắc xin cúm giúp tạo kháng thể chủ động bảo vệ trẻ lên đến 97%.
Giải đáp mọi vấn đề còn thắc mắc ngay tại đây.