Cảnh báo 6 bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè

Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm, nên mùa hè sẽ là thời điểm bùng phát các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Có ít nhất 6 bệnh trẻ em thường gặp có nguy cơ lây nhiễm cao vào mùa hè, cha mẹ cần chủ động phòng tránh chúng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho các bạn.

1. 6 bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè

Vào mùa hè, có ít nhất 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em dưới đây mà cha mẹ cần quan tâm.

1.1 Bệnh tay chân miệng:

Bệnh tay chân miệng thường do virus coxsackie A16 gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi và dễ lây lan thành dịch bệnh. Trẻ mắc bệnh có biểu hiện trẻ bị sốt cao, bên trong miệng, lòng bàn tay, mông, và lòng bàn chân xuất hiện các mụn nước. Bệnh trở nên nguy hiểm hơn nếu có các biến chứng như: run tay chân, lơ mơ, co giật, gồng mình,…

1.2 Bệnh sốt xuất huyết

Mùa hè là mùa muỗi vằn sinh sản và phát triển rất nhiều. Chúng là nguyên nhân gây truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết sang người. Người nhiễm virus sẽ ủ bệnh trong thời gian từ 3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày. Người bệnh ở dạng nhẹ có các biểu hiện: sốt cao, phát ban, rối loạn đông máu, đau cơ và khớp, suy đa tạng,…Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt), nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây sốc và tử vong.

nguyên nhân gây bệnh trẻ em thường gặpMuỗi vằn là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

1.3 Bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương; do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng còn yếu. Giai đoạn ủ bệnh, trẻ thường sốt cao 39 – 40 độ. Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ còn là đi lỏng, đau bụng, nôn giống như ngộ độc ăn uống. Sau 1 – 2 ngày, trẻ có thể gặp những dấu hiệu như: tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, cứng gáy, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng. Giai đoạn phát bệnh trẻ bị tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Bệnh thường do các vi khuẩn như Hib, phế cầu khuẩn, mô cầu hoặc do virus, nấm gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là trẻ sốt, biếng ăn, bú giảm, rối loạn tiêu hóa, hoặc ho, nôn trớ,…Khi chuyển sang giai đoạn nặng, cha mẹ cần theo dõi khi trẻ có các biểu hiện sau: co giật, rối loạn ý thức, đau đầu, giảm vận động tay chân, liệt mặt, liệt nửa người.

1.4 Bệnh tiêu chảy

Là tình trạng đi ngoài lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Nếu có các biểu hiện như: tiêu chảy nhiều lần, nôn, khát nước, da khô, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, chân tay lạnh,… tức là bệnh chuyển sang nặng.

Khoảng 88% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không đầy đủ và không đủ vệ sinh. Rotavirus cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp; gây ra khoảng 40% nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

1.5 Bệnh liên quan đến nhiễm siêu vi

Một số siêu vi nguy hiểm gây ra các bệnh truyền nhiễm như siêu vi cúm, thủy đậu, sởi, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban Rubella,…sẽ phát triển mạnh vào mùa hè. Do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý để chủ động phòng bệnh cho con.

2. Cách phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, và đặc biệt mùa hè sắp đến, cha mẹ cần có công tác chuẩn bị tốt để phòng bệnh cho con. Các cách cha mẹ có thể thực hiện như sau:

2.1 Tiêm vắc xin đầy đủ

Hiện nay 4/6 loại bệnh kể trên đã có vaccine phòng bệnh. Do đó cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh tốt nhất.

2.2 Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho con trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, để giúp trẻ loại bỏ tác nhân gây bệnh

Ngoài ra cha mẹ cũng cần xây dựng môi trường sống trong lành và an toàn cho trẻ: phát quang môi trường, loại bỏ nước đọng để tránh muỗi sinh sản, lau dọn vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé thường xuyên.

cách phòng ngừa bệnh trẻ em thường gặpGiữ gìn vệ sinh cá nhân phòng các bệnh trẻ em thường gặp

2.3 Giữ gìn vệ sinh ăn uống

Cha mẹ cần chế biến đồ ăn cho trẻ đảm bảo hợp vệ sinh. Ăn chín uống sôi. Rửa sạch, ngâm nước muối các loại hoa quả trước khi cho trẻ ăn nhằm loại trừ tối đa tác nhân gây bệnh tiêu hóa.

2.4 Tăng cường dinh dưỡng

Cho trẻ ăn đầy đủ, cân đối giữa các nhóm chất cần thiết: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ và vitamin. Dinh dưỡng cân đối cũng góp phần nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho trẻ.

2.5 Đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho trẻ

Trẻ em có thân nhiệt cao hơn so với người lớn nên cần đảm bảo nhiệt độ phòng từ 25-27 độ. Tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi trẻ từ nhà ra môi trường bên ngoài và ngược lại.

glucankid tăng đề kháng vượt trội cho béBổ sung các loại thực phẩm chức năng tăng đề kháng

Giải pháp tối ưu nhất chính là bổ sung các thực phẩm chức năng giúp tăng đề kháng cho trẻ. Các thực phẩm chức năng giúp kích hoạt hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ con khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn, nấm.

Cha mẹ nên chọn sản phẩm có chứa hoạt chất Beta – glucan vì đây là hoạt chất kích hoạt hệ miễn dịch mạnh mẽ nhất đang được cả thế giới công nhận. Hoạt chất này có trong sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ như GlucanKid.

Các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè đều có tính chất truyền nhiễm. Do đó cha mẹ không được chủ quan, lơ là trong việc phòng bệnh cho con.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...