Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Bệnh viêm đại tràng là một trong những tình trạng phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả và giảm thiểu các biến chứng. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng và các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng qua bài viết dưới đây:

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

1. Tổng quan

1.1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng (Ulcerative Colitis – UC) là một dạng bệnh viêm ruột mạn tính, chủ yếu ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của đại tràng (ruột già) và trực tràng. Viêm đại tràng là một trong những loại viêm ruột phổ biến nhất. Chúng thường gây ra đau bụng, tiêu chảy, giảm cân, mệt mỏi,…

1.2. Các loại viêm đại tràng

Việc phân loại viêm đại tràng dựa trên vị trí viêm.  Viêm thường bắt đầu ở trực tràng, gần hậu môn (hậu môn) và sau đó lan rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Các loại viêm đại tràng bao gồm:

Viêm đại tràng mãn tính: Là tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc đại tràng, gây ra loét và các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, và có thể có máu trong phân.

Viêm đại tràng do nhiễm trùng: Gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, thường có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và sốt.

Viêm đại tràng do thiếu máu: Xảy ra khi dòng máu đến đại tràng bị giảm, thường gặp ở người cao tuổi và có thể gây ra đau bụng và tiêu chảy.

Viêm đại tràng do thuốc: Một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh, có thể gây ra viêm đại tràng như một tác dụng phụ.

Viêm đại tràng tự miễn: Đây là một bệnh viêm ruột mạn tính có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa, không chỉ riêng đại tràng, và có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, và sụt cân.

2. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng

2.1. Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Ban đầu, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy: có thể xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân
  • Đau bụng: Đau bụng nhẹ hoặc đau nhức ở vùng bụng
  • Táo bón: Một số người có thể gặp phải tình trạng táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
  • Chướng bụng: Cảm giác đầy hơi, khó chịu.
  • Mệt mỏi: Cảm giác yếu đuối, mất sức.
  • Giảm cân: Không giải thích được do ăn uống bình thường nhưng vẫn giảm cân.
  • Sốt nhẹ: Một số trường hợp có thể bị sốt.

Khoảng một nửa số người có triệu chứng nhẹ trong thời gian bùng phát. Những người khác thường xuyên bị sốt, tiêu chảy ra máu, buồn nôn và đau bụng dữ dội.

Khoảng 25% số người bị viêm đại tràng sẽ phát triển các tình trạng và triệu chứng liên quan ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể xương, khớp, mắt, da và gan. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau khớp và sưng.
  • Mắt đỏ, nóng rát hoặc ngứa.
  • Các vết sưng đau, phát ban hoặc loét trên da.

Đau bụng nhẹ hoặc đau nhức ở vùng bụng khi bị viêm đại tràng

2.2. Nguyên nhân của viêm đại tràng 

Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây viêm loét đại tràng rất phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên nguyên nhân chính liên quan đến phản ứng miễn dịch quá mức. Nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch là bảo vệ cơ thể bạn khỏi vi trùng và các chất nguy hiểm khác. Nhưng đôi khi, hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức từ đó tấn công nhầm vào cơ thể, gây viêm và tổn thương mô.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ viêm đại tràng bao gồm:

Tuổi tác

  • Di truyền: Tiền sử những người trong gia đình mặc viêm đại tràng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm đại tràng.
  • Tuổi tác: Theo thống kê bệnh viêm đại tràng thường gặp đối tượng hoặc độ tuổi trung niên.
  • Bệnh tự miễn: Các bệnh như lupus hay viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến viêm đại tràng.
  • Hệ vi sinh đường ruột:  Hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa và miễn dịch. Sự mất cân bằng trong hệ vi sinh có thể dẫn tới viêm đại tràng. 

Một số yếu tố khác như căng thẳng, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, uống rượu bia… không làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng nhưng có thể làm tăng triệu chứng của viêm đại tràng. 

Các yếu tố khác, như căng thẳng và chế độ ăn uống của bạn, không làm tăng nguy cơ mắc UC, nhưng chúng có thể gây ra triệu chứng bùng phát. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm nếu được chẩn đoán mắc UC là ghi lại các tác nhân gây bệnh để bạn có thể tránh chúng.

2.3. Các biến chứng của viêm đại tràng

Viêm đại tràng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác gây hại cho cơ thể, bao gồm: 

– Thiếu máu: Chảy máu đại tràng có thể gây ra tình trạng thiếu máu hoặc giảm số lượng hồng cầu. 

– Ung thư ruột kết: Viêm đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết 

– Loãng xương: Tình trạng viêm có thể lan đến xương và khớp, gây ra tình trạng xương yếu hoặc loãng xương.

– Viêm xơ đường mật nguyên phát: Viêm lan đến gan có thể gây ra viêm xơ đường mật nguyên phát, một tình trạng gây ra sẹo gan từ đó gây cản trở quá trình hoạt động của gan.

3. Cách điều trị bệnh viêm đại tràng 

Các phương pháp điều trị viêm đại tràng hiệu quả tùy thuộc vào loại viêm và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

3.1. Thuốc

Đối với viêm đại tràng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giảm các triệu chứng của viêm đại tràng như giảm đau, giảm viêm giúp mô lành lại. Các loại thuốc điều trị viêm đại tràng hiệu quả bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm: Mesalazine hoặc sulfasalazine giúp giảm viêm cho bệnh viêm loét đại tràng từ nhẹ đến trung bình.
  • Corticosteroids: Giúp giảm viêm nhanh chóng, thường được dùng trong các đợt bùng phát hoặc viêm loét đại tràng dạng nặng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Như azathioprine hoặc mercaptopurine, giúp kiểm soát hệ miễn dịch giúp chứng không bị phản ứng quá mức.
  • Thuốc sinh học: Thuốc sinh học điều trị viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng bằng cách làm dịu các phần phản ứng miễn dịch.
  • Thuốc ức chế Janus kinase: Thuốc tofacitinib giúp ức chế các enzyme kích hoạt tình trạng viêm.

Thuốc giúp giảm các triệu chứng của viêm đại tràng

3.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật là một lựa chọn nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Khoảng 30% số người vị viêm đại tràng được chỉ định phẫu thuật trong một thời điểm nào đó.

  • Có hai phẫu thuật điều trị bệnh viêm đại tràng bao gồm:
    Cắt bỏ trực tràng và túi hồi tràng: Cắt bỏ trực tràng và túi hồi tràng là thủ thuật phổ biến nhất đối với bệnh viêm loét đại tràng. Thủ thuật này cắt bỏ đại tràng và trực tràng nhưng vẫn giữ nguyên hậu môn. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một túi hồi tràng bằng một phần ruột non nối với hậu môn của bạn.
  • Cắt bỏ trực tràng và tạo hậu môn nhân tạo: Cắt bỏ trực tràng và tạo hậu môn nhân tạo (hay còn gọi là phẫu thuật Hartmann) thường được thực hiện trong những trường hợp nặng của viêm đại tràng, đặc biệt là khi có biến chứng như thủng ruột hoặc xuất huyết nghiêm trọng.

4. Các phòng ngừa bệnh viêm đại tràng tái phát

Ngoài các cách điều trị viêm đại tràng, chúng ta có thể kiểm soát và giảm khả năng bùng phát bang cách xác định và tránh các tác nhân gây bệnh. Kiểm soát viêm đại tràng tái phát đòi hỏi sự kết hợp giữa điều trị y tế, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

  • Kiểm soát căng thẳng: Tình trạng căng thưởng thường xuyên có thể khiến bệnh viêm đại tràng tái phát. Quản lý căng thẳng bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, tập yoga, thiền định,…
  • Kiêng các thực phẩm gây kích thích: Một số thực phẩm có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm. Do đó, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho đại tràng như đồ ăn nhiều chất béo, gia vị, caffeine, và rượu.
  • Ăn các thực phẩm dễ tiêu: Như cháo, súp, và các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan.
  • Bổ sung probiotics: Tăng cường lợi khuẩn đường ruột giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế các tác động của hại khuẩn lên các vị trí viêm đồng thời tạo hàng rào bảo vệ đại tràng.

Xem thêm: Tổng hợp 5 cách điều trị viêm đại tràng tại nhà đơn giản và nhanh khỏi

5. Kết luận 

Nhận diện và theo dõi các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng là rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và nhận phương pháp điều trị thích hợp. Việc chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

 

Bài viết liên quan

Vì sao phụ nữ dễ mắc ung thư tuyến giáp? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thuộc hệ nội tiết. Theo thống...
Nhung-gi-ban-can-biet-ve-qua-trinh-dieu-tri-ung-thu-vu

Hướng dẫn sau khi được chẩn đoán ung thư vú – 7 điều bạn cần lưu ý

Khi nhận được chẩn đoán ung thư vú, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng và hoang...

5 yếu tố gây suy giảm sức đề kháng

Bạn có thường xuyên bị cảm cúm, mệt mỏi hay dễ bị bệnh vặt? Đây có thể là dấu hiệu...