Hướng dẫn phòng ngừa và xử lý các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè

Mùa hè với đặc trưng nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, virus, siêu vi… phát triển mạnh và gây bệnh. Với sức đề kháng yếu, trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh. Vì vậy, các phụ huynh cần lưu ý để các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè để biết cách phòng tránh và xử lý khi trẻ mắc bệnh.

1. Các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè

1.1 Viêm não Nhật Bản B

Viêm não Nhật Bản B là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh do Arbovirus nhóm B gây ra. Bệnh thường tăng cao và mùa hè và virus gây bệnh do muỗi truyền từ động vật sang người. Bệnh viêm não có thể để lại các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời.

các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè là gìMùa hè, đặc biệt là thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa cao điểm của viêm não ở trẻ em

Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh gồm: sốt cao, đau đầu, nôn. Khi diến tiến nặng, trẻ có biểu hiện: chậm chạp, không hoạt động, co giật và rơi vào hôn mê. Nếu có các biểu hiện này, phụ huynh cần ngay lập lức đưa trẻ đến viện để khám và điều trị.

Để phòng bệnh, bố mẹ nên cho trẻ tiêm vacxin viêm não đúng lịch, mắc màn khi đi ngủ, phun thuốc diệt muỗi…

1.2. Sốt virut

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị sốt virut là: sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho đờm trắng. Trên da có thể xuất hiện phát ban kèm theo sau sốt 2-4 ngày, ban lấm tấm, ngứa ít.

Điều trị sốt virut cho trẻ, phụ huynh nên lưu ý bù nước điện giải, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng hướng dẫn sử dụng, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh mũi họng cho trẻ để hạn chế bội nhiễm. Bệnh có diễn tiến lành tính, tuy nhiên có một số trường hợp có biến chứng viêm não, phụ huynh cần theo dõi nếu trẻ có dấu hiệu đau đầu nhiều, buồn nôn, rối loạn ý thức, co giật… thì phải đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

1.3. Bệnh tiêu chảy cấp

Mùa hè với nhiệt độ cao thường khiến thức ăn dễ ôi thiu và phát tán vi khuẩn gây bệnh như lỵ, tả, thương hàn; ký sinh trùng đường ruột, nấm… Đây là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ.

các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè có nguy hiểm khôngTiêu chảy cấp là bệnh trẻ em hay gặp vào mùa hè

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, phụ huynh cần đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải cho trẻ. Cần đảm bảo bổ sung nước, nước điện giải, tránh để trẻ mất nước. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiêu chảy mà cần theo dõi và đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn điều trị tại nhà.

1.4 Viêm màng não

Viêm màng não là một dạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống và thường do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, kí sinh, nấm gây ra. Số lượng trẻ nhập viện vì bệnh viêm màng não ngày càng tăng cao, đáng ngại là trong số các trẻ nhập viện, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, điển hình là biến chứng thần kinh co giật.

Dấu hiệu ban đầu: sốt, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, ho, chảy nước mũi. Các dấu hiệu nặng hơn: trẻ bị co giật  tay, chân, miệng hoặc toàn thân, trẻ lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê… Các dấu hiệu này thường dễ bị nhầm với bệnh khác nên hhụ huynh cần theo dõi chặt để đưa trẻ đi khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh bệnh viêm màng não, phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh.

1.5. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh thường gia tăng vào mùa hè. Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ mắc bệnh là sốt trong 7 ngày trở lại, không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy. Trên da nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu.

cách phòng tránh các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hèBệnh sốt xuất huyết thường do muỗi vằn gây ra

Ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của đợt sốt, trẻ có thể bị trụy tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lờ đờ, mệt mỏi. Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra khi có các dấu hiệu trên.

Để phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ, phụ huynh nên vệ sinh sạch không gian sống, mắc màn khi ngủ cho trẻ, loại bỏ các dụng cụ chứa nước không cần thiết và phụ diệt muỗi định kỳ.

1.6 Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phố biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh chủ yếu do nhóm virus Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi…

Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng gồm: Sốt, đau họng, mệt mỏi, tổn thương loét đỏ ở miệng, chảy nước bọt nhiều, phát ban ở một số nơi như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông… đôi khi nốt bạn dạng bóng nước, trẻ thường quấy khóc, bỏ bú và biếng ăn…

Xem thêm: 5 điều mẹ cần biết để tăng sức đề kháng cho bé trong mùa hè

2. Hướng dẫn phòng ngừa các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè

Để phòng ngừa các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè, các bậc phụ huynh nên:

  • Xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ: Hình thành cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đùa. Giúp trẻ vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Giữ môi trường sống trong lành, sạch sẽ: Luôn giữ không gian sống thông thoáng, trong lành; phát quang cây cối, loại bỏ nước đọng, phun thuốc diệt muỗi, mắc màn khi ngủ…
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Luôn rửa tay trước, trong và sau khi chế biến đồ ăn. Việc bảo quản đồ ăn cần đúng vệ sinh, không sử dụng đồ ăn có dấu hiệu ôi thiu. Đồ ăn cần được nấu chính, đun sôi để tránh các bệnh đường tiêu hóa cho trẻ.

cách phòng ngừa các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hèPhụ huynh cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng bệnh cho trẻ vào mùa hè

  • Bổ sung đủ nước cho trẻ: Luôn luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội,… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên trẻ dễ mắc bệnh. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống; bổ sung các nhóm chất như vitamin C, kẽm, Betaglucan, selen; cho trẻ ngủ đủ giấc; tăng cường vận động thể chất…
  • Tiêm vắc xin đầy đủ: Đa số các bệnh ở trẻ đều có thể phòng ngừa hiệu quả trông qua việc tiêm phòng vắc xin. Vì vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch và đủ mũi để bảo vệ trẻ trong mùa nắng nóng.

Ngoài ra, các phụ huynh có thể sử dụng Siro GlucanKid để chủ động tăng sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè. Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân.

Với hàm lượng Beta – Glucan 1,3/1,6 có độ tinh khiết lên đến 80% kết hợp vitamin C, Glucankid có thể kích hoạt tăng kháng thể IgM lên gấp đôi sau 7 ngày sử dụng. Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn, các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ bé ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe sau ốm…

Trên đây là toàn bộ thông tin về các bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè và cách phòng ngừa. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ hãy truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 086.956.2628 để được hỗ trợ 24/7.

Bài viết liên quan

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?

Viêm đại tràng thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đi ngoài nhiều lần, đau...
Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể nhờ hệ thống miễn dịch 

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể nhờ hệ thống miễn dịch 

Virus HPV (Human Papillomavirus) là một trong những loại virus phổ biến  có thể gây ra nhiều vấn đề sức...
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Bệnh viêm đại tràng là một trong những tình trạng phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nhận...