Cảnh giác với 5 bệnh trẻ em hay mắc phải vào mùa thu đông

Cơ thể non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng tấn công, nhất là trong thời điểm giao mùa thu đông.

Điều này khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu các bệnh trẻ em hay mắc phải vào mùa thu đông?

1. Điểm mặt 5 bệnh trẻ em hay mắc phải vào mùa thu đông

Tình hình dịch bệnh thường diễn biến phức tạp và dễ lây lan vào thời điểm giao mùa thu đông. Trong khi đó, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh bởi hệ miễn dịch ở trẻ còn non yếu. Do đó, các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức cơ bản về các loại bệnh này như: cách phòng tránh, dấu hiệu nhận biết, cách chăm sóc trẻ tại nhà và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

1.1. Viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ là các virus, nhất là các virus hợp bào phát triển mạnh trong mùa thu đông. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là các trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Khi nhiễm bệnh, các phế quản nhỏ bị viêm, sưng và tiết nhiều dịch nhầy là cho đường thở của trẻ bị hẹp hoặc tắc nghẽn.

bệnh trẻ hay mắc phải vào mùa thu đông

Bệnh viêm tiểu phế quản thường khiến trẻ bị ho nhiều

Các bậc cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc sốt cao. Sau từ 3 – 5 ngày, trẻ ho nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như tím tái, khó thở, bú ít, nhịp thở nhanh, trẻ thở rên… cần cho trẻ nhập viện ngay.

Cách phòng tránh:

– Luôn rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, không hôn trẻ.

– Nếu trẻ bị sổ mũi, cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn.

– Thường xuyên vệ sinh đường mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý .

– Không cho trẻ tiếp cận với những người đang bị sổ mũi hoặc dùng chung đồ dùng của trẻ khác.

– Không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành.

1.2. Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh phổ biến ở trẻ em vào thời điểm giao mùa do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, virus cúm dễ xâm nhập cơ thể, gây bệnh. Virus cúm thường lây qua đường hô hấp từ người này qua người khác nên nhiều khi bạn không biết bé lây từ đâu.

Các triệu chứng của cảm cúm thông thường thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi nhiễm virus cảm cúm. Trẻ khi mắc cảm cúm sẽ có triệu chứng sốt, đau họng, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt, triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi thường kéo dài khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thậm chí bỏ ăn.

Cách phòng tránh:

– Giữ ấm cho trẻ vào ban đêm nhất là các vị trí bàn chân, bàn tay, đầu, ngực, cổ.

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ quá lạnh như kem, nước đá, hoặc đồ lấy trực tiếp từ tủ lạnh ra.

– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ như: bổ sung vitamin C, cho trẻ uống đủ nước, cân bằng các nhóm dinh dưỡng…

– Tiêm phòng cúm cho trẻ mỗi năm 1 lần

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cảm cúm.

1.3. Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh thường lây qua đường hô hấp với khả năng lây lan mạnh.

Sau 2-5 ngày nhiễm vi khuẩn, trẻ sẽ có các triệu chứng ban đầu như đau họng, ho kèm theo sốt và ớn lạnh. Các triệu chứng sẽ tăng dần từ nhẹ đến nặng. Chính vì triệu chứng không đặc trưng nên ba mẹ dễ nhầm tưởng trẻ chỉ đơn giản đang bị cảm lạnh, chứ không đơn giản là phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.

Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan của trẻ sẽ xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám khiến trẻ  khó thở và ho khan. Nếu ba mẹ không phát hiện và cho bé điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Cách phòng bệnh:

– Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch.

– Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và giúp trẻ vệ sinh mũi họng hàng ngày

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh

Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng thuốc tăng đề kháng cho trẻ nhỏ.

1.4. Viêm đường hô hấp

Thời điểm giao mùa thu đông là điều kiện thuận lợi cho các loại virus hợp bào rất phát triển, trong đó có chủng hợp bào RSV. Virus này có trong không khí và dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng còn non nớt của trẻ.

Bệnh viêm đường hô hấp có thể khiến trẻ sốt cao, sổ mũi, ho, đau họng…

Loại virus này là tác nhân chính gây ra bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ. Các triệu chứng ở trẻ mắc bệnh gồm: đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân, sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.

Cách phòng tránh:

– Hạn chế cho bé đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh.

– Giữ gìn vệ sinh cho bé, đặc biệt là thói quen rửa tay trước khi ăn để diệt trừ virus.

– Dùng nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em để vệ sinh mũi cho trẻ.

– Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh cho bé sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.

– Làm thông mũi cho bé trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa nếu dịch mũi của bé quá nhiều, đặc quánh.

1.5. Bệnh quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc ho.

Khi mắc bệnh quai bị, trẻ có triệu chứng ban đầu là sốt 38-39 độ C, kéo dài trong 3-4 ngày. Trẻ mệt mỏi, ăn ngủ kém, nhức tai, đau đầu, cảm giác ớn lạnh, sợ gió. Sau sốt 1 ngày, trẻ xuất hiện triệu chứng viêm tuyến mang tai, lúc đầu chỉ sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia. Trẻ đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt, cảm giác đau lan ra tai, họng viêm đỏ, sưng hạch góc hàm.

 

quai bị là bệnh trẻ em hay mắc phải vào mùa thu đông

 

Bệnh quai bị khiến vùng dưới hàm của trẻ sưng đỏ và đau

Bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn (thường là một bên) đối với trẻ em trai; viêm buồng trứng đối với trẻ em gái và có thể dẫn tới vô sinh. Do đó, khi trẻ bị quai bị cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi viện nếu có biểu hiện bất thường.

Cách phòng bệnh và chăm sóc trẻ:

– Vệ sinh miệng và họng cho trẻ.

– Cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng .

– Đắp khăn ấm vùng tuyến mang tai để giảm đau cho trẻ

– Vệ sinh cá nhân cho trẻ và sát trùng các chất dịch tiết ra.

Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em

2. Cách bảo vệ trẻ khỏi các bệnh giao mùa thu đông

Giao mùa là thời điểm rất nhiều loại bệnh phổ biến ở trẻ em bùng phát. Vì vậy ba mẹ nên chú trọng tăng sức đề kháng và có các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ như:

– Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu…

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.

– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng.

– Với trẻ lớn, ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ luôn luôn che miệng khi ho, hắt hơi.

– Thường xuyên vệ sinh cơ quan hô hấp như mũi, miệng, đặc biệt là khi trẻ đi ra ngoài hay đi học về.

– Bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm chất và vitamin cho trẻ.

– Cho trẻ uống đủ nước và khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao.

– Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

– Khi trẻ có biểu hiện mắc các bệnh trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để trẻ được khám, chẩn đoán và có chỉ định điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng hơn.

GlucanKid – Siro ăn ngon và tăng đề kháng cho trẻ 

Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng Siro GlucanKid để chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ và phòng ngừa các bệnh phổ biến ở trẻ em trong giai đoạn giao mùa hiện nay. Với hàm lượng Beta – Glucan 1,3/1,6 có độ tinh khiết lên đến 80% kết hợp vitamin C, Glucankid có thể kích hoạt tăng kháng thể IgM lên gấp đôi sau 7 ngày sử dụng.

Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn, các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ bé ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe sau ốm…

Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ truy cập tại trang glucankid.vn hoặc gọi trực tiếp hotline 086.956.2628 để được hỗ trợ 24/7.

Lời kết

Bảo vệ con yêu luôn khỏe mạnh là bài toán khó với mỗi bậc làm cha mẹ, nhất là khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bậc phụ huynh thông tin về 5 loại bệnh trẻ em hay mắc phải vào mùa thu đông và cách phòng tránh hữu ích. Ngoài ra, để có thêm những kiến thức hữu ích chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, mời cha mẹ đọc tại đây. 

Bài viết liên quan

Thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú

11 loại thực phẩm lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh ác tính có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của hàng...
Hệ miễn dịch đường ruột

Tại sao hệ miễn dịch đường ruột lại quan trọng đối với sức khỏe như vậy

Hệ miễn dịch đường ruột là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tổng thể của cơ thể....
Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ung thư gan

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị ung thư gan

Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất....