Tìm hiểu về bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và có khả năng lây lan nhanh chóng. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là các nốt mụn rộp nước nổi khắp người.

Mặc dù có tính chất lành tính nhưng bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm, vì vậy phụ huynh cần đặc biệt lưu ý về bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị kịp thời.

1. Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Bệnh thủy đậu hay còn có tên gọi là trái rạ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em, người lớn và có khả năng lây lan vùng phát thành dịch.

Thời điểm bệnh thủy đậu ở trẻ em bùng phát mạnh nhất là vào thời điểm cuối đông, mùa xuân thời tiết nồm ẩm và kéo dài sang đầu mùa hè. Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng.

nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ emBệnh thủy đậu do virus Varicella gây ra

Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm như: qua đường hô hấp do tiếp xúc với virus qua nước bọt, dịch tiết mũi hoặc dịch từ các nốt phỏng vỡ ra. Với trẻ em, bệnh thủy đậu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị

2.1. Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ

Để hiểu về bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị, phụ huynh cần theo dõi các dấu hiệu của bệnh qua từng giai đoạn phát triển như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh

Thời kì ủ bệnh là khi virus đã xâm nhập vào cơ thể như chưa phát bệnh, chưa có bất kì dấu hiệu gì để nhận biết. Giai đoạn này sẽ kéo dài 10-20 ngày trước khi bệnh khởi phát.

  • Giai đoạn phát bệnh

Khi bắt đầu phát bệnh, ở trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi. Trên người nổi ban đỏ với đường kính vài milimet trong 1-2 ngày. Ở một vài trẻ có thể nổi hạch sau tai, viêm họng…

triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ emKhi mắc thủy đậu trẻ sẽ nổi các nốt phỏng đỏ khắp người và xuất hiện sốt.

  • Giai đoạn toàn phát

Bệnh thủy đậu ở trẻ em giai đoạn này có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Các nốt ban đỏ bắt đầu trở thành dạng phỏng nước hình tròn, đường kính 1-3mm. Các mụn nước này ngứa, đỏ rát và xuất hiện kín trên cơ thể. Chúng có thể mọc trong niêm mạc miệng, khiến trẻ đau đớn, khó chịu và khó ăn uống.

  • Giai đoạn hồi phục

Sau khi phát bệnh 7-10 ngày, các mụn nước thủy đậu sẽ vỡ ra, khô mồm, đóng vẩy và dần lành lại. Ở giai đoạn này phụ huynh cần lưu ý vệ sinh vết mụn cho trẻ thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo.

Xem thêm: Top 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em

2.2. Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Hiện nay bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, nhưng phụ huynh có thể điều trị cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi chặt chẽ, nếu có dấu hiệu biến chứng viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng… phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ đi viện để được điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em:

  • Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc với dịch nốt phỏng. Vì vậy, khi trẻ bị thủy đậu, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ học và cách ly tại nhà cho tới khi khỏi hẳn.
  • Cần để trẻ nằm trong phòng riêng, thông thoáng, kín gió, có ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh đường hô hấp hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái để tránh cọ xát gây vỡ nốt phỏng. Nếu nốt phỏng bị vỡ, hãy dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ. Không sử dụng các loại thuốc mỡ Tetraxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ.
điều trị bệnh thủy đậu ở tre em như thế nào
H

Sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên các mụn nước bị vỡ để tránh nhiễm trùng

  • Khi trẻ sốt cao trên 38 độ, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn. Cụ thể, phụ huynh có thể cho trẻ uống Paracetamol liều 10-15mg/kg/ lần, 4-6 giờ/lần. Tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin hoặc chứa thành phần Aspirin để hạ sốt cho trẻ.
  • Nếu thấy trẻ có dấu hiệu lờ đờ, co giật, hôn mê hoặc nốt phỏng xuất huyết thì lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Bên cạnh đó, để việc điều trị cho trẻ bị thủy đậu đạt hiệu quả cần kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách:

  • Khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ, phụ huynh hãy đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm.
  • Luôn rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc trẻ.
  • Với trẻ nhỏ, hãy cắt gọn móng tay và giữ bàn tay trẻ thật sạch để tránh khi trẻ gãi ngứa gây nhiễm trùng vết phỏng nước.
  • Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nhẹ, rộng rãi, thấm hút mồ hôi để tránh xây xát với vết phỏng nước.
  • Trẻ nên sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, uống nhiều nước. Tránh các thực phẩm cay, nóng.

3. Phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Sau khi nhận biết được các dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị, phụ huynh cần có biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ. Biện pháp tối ưu nhất hiện nay chính là tiêm vắc xin.

Khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, phụ huynh nên cho trẻ chủ động tiêm phòng nhằm tránh lây nhiễm trong các đợt dịch bệnh thủy đậu. Tại Việt Nam, có một số loại vắc-xin phòng thủy đậu như: Varicella (Hàn Quốc), Varivax (của hãng MSD- Mỹ), Varilrix (của hãng GSK- Bỉ) với phác đồ tiêm như sau:

  • Varilrix: Tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, với phác đồ 2 mũi cách nhau tối thiểu 6 tuần. Trẻ từ 12 tháng tuổi tới dưới 13 tuổi, tiêm 2 liều. Liều nhắc lại có thể cách liều 1 ít nhất là 3 tháng. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên: tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.
  • Varicella: tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Với trẻ dưới 12 tuổi, có thể tiêm liều 2 nhắc lại khi trẻ 4-5 tuổi. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên: tiêm 2 liều cách nhau 6-8 tuần.

Khi trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, cần đưa trẻ đi tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó.

Bên cạnh việc cho trẻ tiêm vacxin phòng ngừa, phụ huynh cũng cần lưu ý xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân và tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ ăn uống, bổ sung các nhóm chất như vitamin C, kẽm, Beta glucan, selen; cho trẻ ngủ đủ giấc; tăng cường vận động thể chất…

Ngoài ra, các phụ huynh có thể sử dụng Siro GlucanKid để chủ động tăng sức đề kháng giúp trẻ phòng ngừa bệnh thủy đậu và phục hồi sức khỏe sau khi mắc bệnh. Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân.

Với hàm lượng Beta – Glucan 1,3/1,6 có độ tinh khiết lên đến 80% kết hợp vitamin C, Glucankid có thể kích hoạt tăng kháng thể IgM lên gấp đôi sau 7 ngày sử dụng. Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn, các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ bé ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe sau ốm…

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh thủy đậu ở trẻ em và cách điều trị. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ hãy truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 086.956.2628 để được hỗ trợ 24/7.

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không & cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không? 6 cách điều trị ung thư vú hiệu quả nhất

Bệnh ung thư vú có chữa khỏi được không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang phải...
Bệnh ung thư máu và cách điều trị

Các loại bệnh ung thư máu và cách điều trị hiệu quả nhất

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tỷ các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu...
Điều trị ung thư bằng hóa trị

Kinh nghiệm điều trị ung thư bằng hóa trị: Những điều bạn cần biết

Cùng khám phá những kinh nghiệm quý báu trong việc điều trị ung thư bằng hóa trị. Bài viết này...