Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nhiễm trùng do virus Coxsackievirus (nhóm A16) và Enterovirus týp 71 (EV71) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, ít gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi và trên 5 tuổi. Trẻ có thể mắc bệnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, những nguy cơ mắc bệnh cao nhất là tháng 2 – 4 và tháng 9 – 12.
Trẻ nổi ban đỏ khi mắc bệnh tay chân miệng
Trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện triệu chứng sau từ 3 – 5 ngày nhiễm virus như sau:
Sau khi các triệu chứng xuất hiện, bệnh sẽ phát triển trong khoảng từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi (nếu không biến chứng). Tuy nhiên, nhiều trường hợp các nốt bọng nước vỡ ra có thể gây nhiễm trùng và đi kèm các biến chứng về hô hấp, tim mạch, thần kinh. Phụ huynh cần ngay lập tức đưa sẽ đến bệnh viêm để khám và điều trị nếu trẻ có dấu hiệu biến chứng như sau:
Xem thêm: Top 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em cha mẹ cần thận trọng.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh nên rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết bệnh tay chân miệng trẻ em uống thuốc gì. Thực ra, bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi trong 7-10 ngày nếu không có biến chứng. Vì vậy, phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng để giảm khó chịu cho các bé.
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng bị sốt cao trên 38 độ, phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen với liệu 10 – 15mg/kg. Cho trẻ dùng tiếp liều thứ 2 sau 4 – 6 giờ nếu vẫn còn sốt cao.
Bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38 độ C
Song song với việc dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ nên dùng khăn ướt chườm mát vào vùng nách, trán, bẹn cho trẻ. Nếu trẻ không dứt sốt, nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám ngay.
Khi trẻ sốt, cơ thể thường mất nước và điện giải. Vì vậy, bố mẹ cần bổ sung nước và dung dịch điện giải oresol hoặc hydritre cho trẻ. Khi pha điện giải, bố mẹ nên pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì, tránh pha quá loãng sẽ không đủ bù điện giải, ngược lại pha quá đặc sẽ khiến trẻ bị ngộ độc muối.
Nếu không có dung dịch điện giải, bố mẹ có thể pha dịch thay thế gồm 8 thìa nhỏ đường và1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít nước; hoặc cho trẻ uống nước cháo cho một chút muối; nước dừa non có pha một nhúm muối.
Bệnh tay chân miệng thường khiến trẻ bị loét miệng. Vì vậy, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ Vitamin C và kẽm để tăng cường khả năng đề kháng và kháng viêm cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé dùng một số loại thuốc sát khuẩn như:
Bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để sát khuẩn cho trẻ
Ngoài việc dùng thuốc sát khuẩn cho trẻ, bố mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay với xà phòng trước khi nấu ăn, cho trẻ ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh. Lau nhà và ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch cloramin 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Tiệt trùng và luộc sôi các vật dụng ăn uống hàng ngày của trẻ như bình sữa, bát, thìa…
Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, khi nhập viện bác sĩ có thể kê cho trẻ các loại thuốc điều trị triệu chứng tay chân miệng như:
Ngoài tìm hiểu bệnh tay chân miệng trẻ em uống thuốc gì, phụ huynh cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cho trẻ tại nhà như sau:
Nhìn chung, bệnh tay chân miệng rất dễ lây nhiễm ở trẻ, vì vậy bố mẹ cần theo dõi để sớm nhận biết bệnh và có hướng điều trị cho trẻ. Để phòng bệnh cho trẻ, bố mẹ nên giữ vệ sinh môi trường sống, xây dựng thói quen vệ sinh cho trẻ và tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ lây nhiễm và khả năng chống chọi khi trẻ bị bệnh.
Bố mẹ có thể lựa chọn Siro Glucankid cho trẻ sử dụng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và giúp bé luôn khỏe mạnh mỗi ngày. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 0936.057.556 để được hỗ trợ 24/7.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về vấn đề “bệnh tay chân miệng trẻ em uống thuốc gì”, hi vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích để phòng ngừa, điều trị bệnh cho trẻ.