Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em uống thuốc gì?

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em khá phổ biến. Bệnh tuy không nguy hiểm và có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ bị tái phát và khiến cho trẻ khó chịu, biếng ăn. Vậy bệnh nhiệt miệng ở trẻ em uống thuốc gì nhanh khỏi? Mời phụ huynh tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nhận biết bệnh nhiệt miệng ở trẻ em?

Nhiệt miệng còn được gọi là bệnh loét áp tơ (Recurrent Aphthous Stomatitis) gây ra tình trạng viêm loét tại miệng có tính chất lặp lại.

triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Những dấu hiệu điển hình khi trẻ bị nhiệt miệng:

Ban đầu tại khoang miệng xuất hiện những đốm trắng nhỏ kích thước từ 1 – 2 mm.

Tổn thương lớn dần thành những vết loét có hình bầu dục hay gần tròn.

Vị trí hình thành: Nhiệt miệng có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng. Những vị trí hay bị là khu vực có sang chấn lặp lại nhiều lần như vùng niêm mạc môi dưới và môi trên, niêm mạc bên trong má, vùng đầu lưỡi.

Khi tổn thương càng lớn, cảm giác đau xót sẽ càng nặng nề hơn gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Trẻ bị nhiệt miệng rất hay quấy khóc, thậm chí bỏ bữa gây ra gầy sút cân do thiếu dinh dưỡng.

Nhiệt miệng ở trẻ em hay trẻ sơ sinh dù là dạng nào cũng gây ra tình trạng đau xót, quấy khóc và bỏ ăn. Những vết loét tiềm ẩn nguy cơ lớn gây ra nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm rất nguy hiểm. Do đó cần xử lý bệnh một cách nhanh chóng nhất để cải thiện chất lượng sống cho trẻ, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm.

2. Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ có thể do:

Chức năng miễn dịch bị suy giảm;

Do lượng hỏa dư tăng mạnh;

Do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài;

Do rối loạn bài tiết bên trong; do dị ứng với thuốc và thực phẩm;

Do vi khuẩn đặc thù gây nên….

Xem thêm: Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì cho nhanh khỏi?

3. Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em uống thuốc gì?

BCC Pharma giới thiệu tới cha mẹ các loại thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em, bao gồm:

3.1. Miếng dán nhiệt miệng Taisho của Nhật

Miếng dán Taisho là sản phẩm được nhiều bà mẹ ở Nhật Bản tin dùng để chữa nhiệt miệng cho trẻ em trên 5 tuổi.

miếng dán bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Hãng sản xuất: Taisho Seisaku – Nhật Bản.

Thành phần chính:

Shikonekisu có hàm lượng 0,1mg

Axit Glycyrrhetinic có hàm lượng 0,15mg

Công dụng:

  • Xoa dịu nhanh chóng cơn đau rát tại tổn thương do nhiệt miệng gây ra.
  • Tác dụng chống viêm, đẩy nhanh quá trình làm liền vết loét nhiệt miệng tại khoang miệng.
  • Hoàn toàn không chứa Corticoid, do đó cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Cách sử dụng:

  • Cha mẹ cho bé súc miệng trước bằng nước muối ấm hay nước sạch.
  • Gỡ nhẹ nhàng một miếng dán ra khỏi vỉ sản phẩm.
  • Dán trực tiếp vào vị trí có vết loét do nhiệt miệng, giữ trong vòng 3 giây để cố định miếng dán.
  • Mỗi ngày có thể dùng từ 2 đến 3 lần, mỗi miếng dán chỉ được sử dụng một lần duy nhất rồi bỏ.

3.2. Thuốc chữa nhiệt miệng Kamistad – Gel N

Kamistad – Gel N là thuốc sử dụng để điều trị tình trạng viêm lợi, loét niêm mạc miệng hay môi.

kem bôi nhiệt miệng

Nhà sản xuất: Stada Arzneimittel – Đức.

Thành phần chính:

Lidocain.HCl có hàm lượng 20,0mg

Dịch chiết hoa cúc

Công dụng:

  • Gây tê tại chỗ nhanh chóng do tác dụng của Lidocain, từ đó giúp giảm nhanh chóng tình trạng đau buốt do nhiệt miệng.
  • Dịch chiết hoa cúc có tác dụng chống viêm, giúp đẩy nhanh quá trình lành vết loét.

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần dùng khoảng 0,25mm chiều dài khi bóp thuốc để bôi lên khu vực bị nhiệt miệng cho bé.
  • Mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần, liên tục từ 3 đến 5 ngày để tổn thương lành lại.

3.3. Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Oracortia là thuốc bôi niêm mạc miệng sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng hay loét miệng.

oracortia bệnh nhiệt ở trẻ em

Nhà sản xuất: Thái Nakorn Patana.

Thành phần chính:

Triamcinolon Acetonid có hàm lượng 0,1g.

Tá dược vừa đủ.

Công dụng: Ngăn chặn và giảm tiến triển tình trạng đau rát tại niêm mạc miệng do tình trạng nhiệt miệng gây ra.

Hướng dẫn cách sử dụng:

  • Súc miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hay nước sạch.
  • Lấy một lượng nhỏ Gel bôi lên vùng niêm mạc có vết loét.
  • Mỗi ngày có thể sử dụng từ 3 đến 4 lần.

4. Lưu ý để phòng bệnh nhiệt miệng ở trẻ tái lại

Nhiệt miệng có thể tái diễn nhiều lần, gây đau đớn khó chịu rất nhiều cho trẻ em. Để tránh nhiệt miệng tái lại, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho trẻ:

Khoang miệng là khu vực thường chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật tồn tại làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng nếu có tổn thương. Do đó cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối ấm hay dung dịch sát khuẩn.

Tránh làm để trẻ tổn thương niêm mạc miệng:

Tổn thương niêm mạc miệng rất dễ dẫn đến nhiệt miệng, có thể xảy ra trong quá trình đánh răng, nhai thức ăn. Do đó cha mẹ cần hướng dẫn bé thực hiện đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng để tránh cọ xát mạnh lên niêm mạc mà vẫn đảm bảo sạch sẽ.

Trong bữa ăn, nhai thức ăn chậm rãi, không nên nói chuyện trong khi ăn vì dễ dẫn đến tình trạng răng cắn vào miệng, lưỡi.

Bổ sung đúng và đủ dinh dưỡng cho trẻ:

Cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi. Do đó chế độ dinh dưỡng của bé cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng rau xanh, uống nước ép hoa quả chín nhất là vào thời điểm mùa hè dễ bị nhiệt miệng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vì những thực phẩm này dễ dẫn đến thậm chí nặng thêm tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em. Có thể bổ sung thêm các sản phẩm tăng cường sức đề kháng, để con luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, nấm.

Ngoài ra, để đọc thêm các thông tin hữu ích về chăm sóc trẻ nhỏ, cha mẹ có thể tham khảo tại chuyên mục: Trẻ em

Lời kết:

Trên đây bài viết đã gợi ý bệnh nhiệt miệng ở trẻ em uống thuốc gì. Tuy nhiên, các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế bất kỳ chỉ định nào của bác sĩ. Để có hiệu quả tối ưu nhất, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Mọi thắc mắc, cha mẹ có thể gọi đến số điện thoại 086.956.2628 hoặc để lại thông tin  tại đây.

Bài viết liên quan

10 Thói quen lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ

10 Thói quen lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây...
Top những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch

Top những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch: Lựa chọn thông minh để khỏe mạnh

Hệ miễn dịch là “tấm lá chắn” quan trọng giúp cơ thể bạn chống lại các tác nhân gây bệnh...
Cách trị ung thư sắc tố da hiệu quả, phổ biến hiện nay

5 cách trị ung thư sắc tố da hiệu quả, phổ biến hiện nay

Ung thư sắc tố da, hay còn gọi là melanoma, là một dạng ung thư da nguy hiểm, phát triển...