Xạ trị xong có phải cách ly không? hóa trị và xạ trị cần lưu ý những gì? Có cách nào giúp giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ các vấn đề về hóa và xạ trị.
Hóa trị – xạ trị là hai trong ba phương pháp chính và thường xuyên được chỉ định trong điều trị các bệnh ung thư hiện nay.
Hóa trị liệu là phương pháp dùng các thuốc để điều trị ung thư. Các thuốc này (còn gọi là thuốc hóa chất) có tác dụng gây độc tế bào, và khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm ngừng sự phát triển của chúng.
Trong khi đó, xạ trị liệu là phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua các bức xạ ion hóa (như tia X, tia gamma, chùm proton, chùm tia điện tử,…). Đây là các tia bức xạ có năng lượng cao, khi chiếu vào tế bào ung thư nó sẽ gây ra sự tổn thương không hồi phục AND của tế bào (như gãy, đảo đoạn, đứt đoạn,…) từ đó hình thành nên các tế bào đột biến và dễ chết. Bên cạnh đó, tia xạ còn tạo ra các gốc tự do, các gốc này cũng hủy hoại tế bào ung thư thông qua việc phá hủy AND hoặc màng tế bào.
Hóa trị và xạ trị có thể được sử dụng độc lập trong điều trị ung thư hoặc phối hợp với các phương pháp khác nhằm các mục đích:
Hóa trị và xạ trị đều mang lại nhiều hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh ung thư, tuy vậy cả hai phương pháp này đều gây nhiều tổn hại lên các tế bào lành và gây ra những biến chứng hết sức nghiêm trọng lên cơ thể người bệnh. Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ hết sau khi người bệnh kết thúc đợt trị liệu bằng hóa trị (hoặc xạ trị).
Tùy vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh mà điều trị bằng hóa – xạ trị có thể giúp các bệnh nhân ung thư như sau:
Đó là lý do tại sao dùng hóa trị và xạ trị để chữa ung thư, tuy nhiên nó cũng mang lại những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Ung thư được xem như là tập hợp của nhiều bệnh lý, nên dường như chẳng bao giờ có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí, kích thước của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc hóa trị – xạ trị, hoặc kết hợp cả 3 biện pháp này. Hóa xạ trị là phương pháp điều trị tiêu diệt cả tế bào ung thư và tế bào lành. Đặc biệt là các tế bào máu được sinh ra từ tủy xương, các tế bào đường tiêu hóa, tóc, tim, phổi khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khổ sở.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư khi trải qua Hóa – Xạ trị sẽ gặp phải các tác dụng phụ như sau:
Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ của hai phương pháp này phụ thuộc vào loại thuốc, bức xạ và liều lượng cũng như khoảng cách của các đợt điều trị sử dụng và mức độ phát triển của khối u. Theo thống kê cho thấy, 30% bệnh nhân ung thư chết do suy kiệt trước khi chết vì khối u.
Chính vì vậy, việc chú trọng nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân ung thư được Tổ chức y tế thế giới coi như là mục tiêu xuyên suốt quá trình điều trị cho người mắc bệnh. Do đó, khi quyết định tham gia hóa – xạ trị người bệnh phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt cả trong và sau điều trị .
Để trả lời bệnh nhân xạ trị có cần cách ly không cần xác định bệnh nhân được xạ trị dưới hình thức nào. Tùy hình thức xạ trị khác nhau mà có thể có những ảnh hưởng khác nhau đối với người thân và yêu cầu cách ly khác nhau:
Khác với xạ trị, khi tiến hành xạ trị người bệnh có thể là nguồn phóng xạ gây ảnh hưởng đến người khác, nhưng khi tiến hành hóa trị người bệnh không phải là nguồn phóng xạ và không cần thiết phải cách ly mà vẫn có thể giao tiếp với người khác như thông thường.
Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý về những dịch cơ thể của mình vẫn còn chứa hóa chất và nên xử lý những dịch cơ thể này một cách cẩn thận không ảnh hưởng đến người khác.
Bạn có thể cảm nhận có một chút đau khi sử dụng kim tiêm khi đưa thuốc vào cơ thể (giống như khi bạn lấy máu) hoặc bạn cảm thấy đau sau khi điều trị hóa trị 2-3 ngày do tác dụng phụ của thuốc hóa tri.
Nếu bạn cảm thấy đau, nóng rát hoặc bất cứ điều gì bất thường khi điều trị hóa trị, hãy nói với y tá hoặc bác sỹ của bạn ngay lập tức.