Bạch cầu hay còn gọi là tế bào miễn dịch đặc biệt quan trọng của cơ thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Số lượng bạch cầu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư hoặc được chuẩn đoán tiền ung thư.
Trong quá trình điều trị ung thư cũng khiến bạn giảm bạch cầu. Bởi vì, khi thực hiện hóa trị, xạ trị hay cấy ghép tủy xương làm cho quá trình sản xuất bạch cầu bị thiếu hụt. Hiện nay có khoảng 98% bệnh nhân đang trong điều trị ung thư đều gặp phải tình trạng này. Và nếu không có biện pháp can thiệp sẽ làm ảnh hưởng đến điều trị bệnh. Khi điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân thường kém ăn uống dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng suy yếu, thiếu hụt một số loại vitamin và muối khoáng khiến cho bạch cầu bị suy giảm. Ví dụ như: Thiếu đồng, kẽm, vitamin B12, folate,…
Ngoài ra rối loạn miễn dịch cũng là một trong các nguyên nhân gây suy giảm bạch cầu- đây là tình trạng hệ miễn dịch hoạt động quá mức hay các hoạt động bị suy giảm. Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh nó sẽ tấn công vào các mô khỏe mạnh. Ngược lại khi miễn dịch yếu sẽ làm cơ thể bị nhiễm trùng. Các bệnh gây rối loạn tình trạng miễn dịch như lupus hoặc lupus ban đỏ hệ thống, Crohn, viêm khớp dạng thấp,… Có thể gây nên tình trạng giảm bạch cầu.
Việc nhận biết bạn có giảm bạch cầu hay không chủ yếu theo 2 phương pháp:
– Nhận biết qua những triệu chứng biểu hiện trên cơ thể. Mức độ chính xác không cao. Có thể nhầm lẫn với các bệnh khác.
– Xét nghiệm máu: biện pháp này đem lại kết quả có độ chính xác cao. Tuy nhiên cần phải đến các bệnh viện để thực hiện.
Các triệu chứng giảm bạch cầu không rõ ràng và cụ thể. Nhưng khi cơ thể bị thiếu bạch cầu sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
Do đó, dựa vào các dấu hiệu nhiễm trùng có thể giúp bạn nhận biết được cơ thể thiếu bạch cầu. Cụ thể như:
– Sốt
– Ra mồ hôi
– Gai người ớn lạnh
Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể nhức mỏi,….
Tuy nhiên, việc xuất hiện những dấu hiệu này chưa chắc bạn đã bị giảm bạch cầu. Cách tốt nhất là đến các bệnh viện để được làm xét nghiệm.
Để xác định bạn có bị giảm bạch cầu không, các bác sĩ làm xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số công thức máu trong cơ thể. Các chỉ số bạch cầu cần chú ý là:
Giá trị trung bình khoảng 4.300 – 10.800 tế bào/mm3.
Chỉ số giảm khi bị thiếu máu bất sản, thiếu vitamin, nhiễm HIV, virus viêm gan, sử dụng thuốc: phenothiazine, chloramphenicol,…
Trung bình khoảng 60 – 66%.
Giảm bạch cầu trung tính trong trường hợp: nhiễm thiếu máu bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…
Trung bình khoảng từ 20 – 50%.
Giảm bạch cầu Lympho khi bị nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,…
Trung bình khoảng từ 4 – 8%.
Giảm bạch cầu mono trong trường hợp sử dụng corticosteroid, thiếu máu bất sản,….
Trung bình khoảng từ 0,1 – 2,5%.
Giảm bạch cầu ái kiềm có thể là do tổn thương tủy xương, stress, hoặc quá mẫn….
Trung bình khoảng từ 0,1 – 7%.
Giảm bạch cầu ái toan là do sử dụng corticosteroid.
Với mỗi tình trạng giảm bạch cầu nặng nhẹ khác nhau mà bệnh nhân sẽ có cách chữa khác nhau. Cụ thể như:
Nếu lượng bạch cầu giảm nhẹ, cấp tính bạn cần nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao và thay đổi lại chế độ dinh dưỡng. Để số lượng bạch cầu về mức ổn định.
Một số loại thực phẩm nên bổ sung bao gồm: trứng, cá, thịt, hoa quả, sữa chua, …
Tùy vào nguyên nhân giảm bạch cầu mà mỗi bệnh nhân có các phương pháp chữa trị khác nhau. Biện pháp được thực hiện bao gồm:
+ Thuốc kích bạch cầu.
+ Cấy ghép tế bào gốc.
+ Thuốc ức chế miễn dịch.