Bệnh biếng ăn ở trẻ em là tình trạng trẻ mất hoặc giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến việc giảm lượng thức ăn được thu nạp vào cơ thể. Biếng ăn có nhiều mức độ: Trẻ ăn ít hơn so với bình thường, chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn.
Bệnh biếng ăn ở trẻ là “nỗi ám ảnh” của nhiều bậc cha mẹ
Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể gây nhiều hậu quả như: trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Đặc biệt, việc thiếu dinh dưỡng còn khiến suy giảm sức đề kháng, khiến bé dễ mắc bệnh và càng làm tình trạng biếng ăn trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh biếng ăn ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển, sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ như:
Nguyên nhân phổ biến gây bệnh biếng ăn ở trẻ em là thay đổi sinh lý của trẻ trong các giai đoạn phát triển như: biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng… Những thay đổi này thường khiến cơ thể trẻ khó chịu nên trẻ thường biếng ăn trong ngắn hạn. Khi cơ thể trẻ ổn định trở lại, trẻ sẽ ăn uống bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ mắc các bệnh như viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp, sốt… sẽ thường biếng ăn. Bởi lúc này cơ thể trẻ mệt mỏi và tiêu hao nhiều vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh và thuốc điều trị kéo dài có thể khiến trẻ giảm vị giác, ăn không ngon miệng và chán ăn. Vì vậy nếu trẻ chán ăn kèm theo mệt mỏi, sụt cân, mẹ cần phải đưa trẻ đi khám để xác định đúng nguyên nhân để điều trị.
Khi trẻ bị ốm sốt có thể dẫn tới biếng ăn
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn uống và hấp thu của trẻ. Khẩu phần ăn quá nhiều đạm, chất béo, ít chất xơ sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và dẫn tới tình trạng chán ăn.
Ngoài ra, thực đơn ăn quá nghèo nàn, mất cân đối giữa các nhóm chất còn khiến cơ thể trẻ thiếu các vitamin và vi chất thiết yếu như: kém, sắt, lysine… và khiến trẻ mất đi cảm giác ngon miệng. Do đó, cha mẹ cần cân đối một thực đơn ăn uống đủ chất và cân đối các nhóm chất để kích thích trẻ ăn uống.
Một nguyên nhân khác gây ra bệnh biếng ăn ở trẻ em mà ít ai để ý chính là thói quen xấu từ các bậc phụ huynh. Việc ép trẻ ăn bằng cách quát mắng, đánh trẻ, buộc trẻ phải ăn nhiều hơn nhu cầu của trẻ khiến trẻ ngậm thức ăn, nôn mửa. Về lâu dài trẻ hình thành tâm lý sợ ăn và dẫn tới biếng ăn.
Lại có nhiều phụ huynh khi cho trẻ ăn thường cho xem tivi, điện thoại hoặc “ăn rong” khiến trẻ không tập trung ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng và trẻ không thể ăn được nhiều.
Việc cho trẻ xem điện thoại khi ăn khiến trẻ mất tập trung và dẫn tới biếng ăn
Thói quen cho trẻ ăn không theo giờ giấc cố định, cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước giờ ăn khiến trẻ không cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong bữa chính.
Nếu phụ huynh nào nhìn thấy mình ở trong những tình huống này thì nên điều chỉnh lại thói quen cho con ăn hợp lý và khoa học hơn để khắc phục tình trạng biếng ăn cho trẻ.
Xem thêm: Mẹ cần bổ sung thực phẩm nào để tăng đề kháng cho trẻ?
Tạo hứng thú cho bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ em nhờ Siro GlucanKid
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon là xu hướng được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn và mang lại hiệu quả tốt. Siro GlucanKid beta glucan 1,3/1,6, vitamin C, lysin và kẽm… giúp tăng cường miễn dịch vượt trội, giảm ốm vặt. Đặc biệt, thành phần Lysin trong sản phẩm giúp khắc phục bệnh biếng ăn ở trẻ em, chán ăn, kích thích trẻ ăn ngon miệng tự nhiên và tăng hấp thu.
Sản phẩm được Bộ Y tế tin dùng, được tin tưởng lựa chọn vào đề án 818 của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Để tìm hiểu thêm về Siro GlucanKid, cha mẹ truy cập tại: http://glucankid.vn/ hoặc gọi trực tiếp hotline 086.956.2628 để được hỗ trợ 24/7.