Liệu pháp miễn dịch tự thân hay còn gọi là liệu pháp miễn dịch tế bào (liệu pháp tế bào nuôi) là một hình thức điều trị sử dụng chính các tế bào của hệ thống miễn dịch của chúng ta để loại bỏ ung thư. Các tế bào miễn dịch của bệnh nhân ung thư sẽ được thu thập.
Sau đó các nhà khoa học sẽ kích hoạt, tăng cường số lượng hay gắn thêm các thụ thể để tăng cường khả năng nhận diện và loại bỏ khối u. Các tế bào miễn dịch này sau đó sẽ được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân. Bởi sử dụng chính các tế bào miễn dịch của cơ thể nên phương pháp này được gọi là liệu pháp miễn dịch tự thân.
Có 4 loại liệu pháp miễn dịch tự thân (liệu pháp miễn dịch tế bào) trong điều trị ung thư:
Bệnh nhân ung thư có các tế bào T tự nhiên thường có khả năng nhắm mục tiêu các tế bào ung thư của họ. Các tế bào T này là một số tế bào miễn dịch mạnh nhất trong cơ thể chúng ta, và có nhiều loại. Đặc biệt, các tế bào T “sát thủ” có khả năng nhận biết và loại bỏ các tế bào ung thư một cách rất chính xác.
Tuy nhiên, sự tồn tại của riêng các tế bào T này không phải lúc nào cũng đủ để đảm bảo rằng chúng có thể thực hiện sứ mệnh loại bỏ khối u. Tuy nhiên các tế bào T này có rào cản:
Liệu pháp tế bào lympho xâm nhập khối u TIL là liệu pháp miễn dịch tự thân để giải quyết các rào cản này. Phương pháp này thu hoạch các tế bào T tự nhiên đã thâm nhập vào khối u của bệnh nhân. Sau đó kích hoạt và tăng cường số lượng của chúng. Một số lượng lớn các tế bào T đã được kích hoạt này được truyền lại vào bệnh nhân để chúng có thể tìm ra và tiêu diệt khối u.
Cơ chế của liệu pháp miễn dịch tự thân lympho xâm nhập khối u TIL
Không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có tế bào T có thể nhận ra khối u. Với những bệnh nhân này, các bác sĩ cũng cần lấy tế bào T từ bệnh nhân. Nhưng thay vì chỉ kích hoạt và tăng về số lượng, các tế bào T này cần trang bị 1 thụ thể cho phép chúng nhắm mục tiêu các kháng nguyên ung thư cụ thể. Sau khi gắn thụ thể, kích hoạt và tăng cường số lượng, các tế bào T này sẽ được truyền lại vào cơ thể.
Liệu pháp miễn dịch tự thân TIL và TCR chỉ có thể nhắm mục tiêu và loại bỏ các tế bào ung thư có kháng nguyên trên bề mặt. Với những tế bào ung thư không có kháng nguyên, các nhà khoa học phát triển liệu pháp miễn dịch tế bào CAR-T. Tế bào T của bệnh nhân sẽ được trang bị một thụ thể tổng hợp được gọi là CAR – thụ thể kháng nguyên chimeric.
CAR có khả năng liên kết với tế bào ung thư ngay cả khi kháng nguyên của chúng không xuất hiện trên bề mặt thông qua phức hợp tương thích mô đích MHC. Điều này có thể khiến nhiều tế bào ung thư dễ bị tấn công hơn.
Năm 2017, cơ quan thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ (FDA) đã cấp phép cho 2 dạng điều trị sử dụng CAR-T là Kymriah của hãng Novartis cho điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp ở trẻ em và Yescarta của hãng Kite Pharma cho các bệnh lymphoma không phải Hodgkin ở người lớn. Vào tháng 5 năm 2018, FDA tiếp tục cấp phép cho liệu pháp tế bào CAR-T Kymrial của hãng Novatis cho điều trị lymphoma không phải Hodgkin trên người lớn.
Ngoài tế bào T, các liệu pháp miễn dịch tự thân đã bắt đầu sử dụng các tế bào miễn dịch khác có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư như tế bào sát thủ tự nhiên NK.
Hiệu quả của liệu pháp miễn dịch tự thân có tính cá nhân hóa. Tùy thuộc vào vị trí, loại ung thư, giai đoạn tiến triển và thể trạng của từng bệnh nhân mà phương pháp này có hiệu quả khác nhau. Chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch tự thân có thể kéo dài tuổi thọ và tăng cường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Phương pháp này có thể được chỉ định đơn độc hoặc kết hợp với các liệu pháp điều trị ung thư truyền thống.
3 tuần là tổng thời gian cho 1 lần điều trị, từ khi lấy máu đến khi truyền tế bào miễn dịch trở lại cho người bệnh. Trước khi điều trị, người bệnh nên hạn chế đến các nơi công cộng, đông người để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn.
Tác dụng phụ có thể khác nhau tùy theo loại liệu pháp miễn dịch tế bào được áp dụng, mục tiêu của nó, vị trí và loại ung thư cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến liệu pháp miễn dịch tự thân thường ở dạng phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức. Viêm quá mức do hội chứng giải phóng các cytokine gây viêm (còn được gọi là cơn bão cytokine) và nhiễm độc thần kinh do viêm trong não là một số tác dụng phụ có thể gặp. Các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thậm chí có thể đe dọa tính mạng trong một số trường hợp đặc biệt, tuy nhiên rất hiếm gặp.
Các tác dụng phụ thường gặp liên quan đến các liệu pháp tế bào nuôi được chấp thuận hiện tại có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở:
Chán ăn khiến bệnh nhân suy giảm dinh dưỡng
Các tác dụng phụ của phương pháp miễn dịch tự thân có thể kiểm soát một cách an toàn nếu được nhận biết và giải quyết sớm. Do đó, điều quan trọng là bệnh nhân phải kịp thời thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân.
Chi phí của liệu pháp miễn dịch tự thân đắt vượt trội so với những phương pháp khác. Thep GS.TS.BS Tạ Thành Văn, phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, tại phía Nam, bệnh nhân ung thư được chỉ định liệu pháp miễn dịch tự thân có thể phải điều trị kéo dài từ 1-2 năm với khoảng 18 chu kỳ. Mỗi chu kỳ người bệnh phải chi trả 120 triệu đồng. Tức là người bệnh phải chi trả trên 2.1 tỷ đồng để điều trị 1 phác đồ miễn dịch tự thân.
Trong khi đó, tại phía Bắc, giá thành cho mỗi đợt điều trị bằng phương pháp tế bào miễn dịch trị liệu hiện khoảng 800 triệu đồng/liệu trình 6 chu kỳ trong vòng 3 tháng (giai đoạn hiện nay)
Chi phí điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân hiện nay không được bảo hiểm chi trả. Vì thế, với mức giá cao như vậy sẽ rất ít bệnh nhân có thể tiếp cận được phương pháp này.
Liệu pháp miễn dịch tự thân có nhiều tiềm năng giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, để có nhiều bệnh nhân được tiếp cận với phương pháp điều trị hiện đại này vẫn cần thêm nhiều thời gian nghiên cứu.
Để được tư vấn về liệu pháp miễn dịch tự thân, độc giả vui lòng liên hệ Hotline 086.956.2628 hoặc truy cập website Bccpharma.com.vn
Tài liệu tham khảo: https://www.cancerresearch.org/